Lối sống ít vận động

Một lối sống ít vận độnglối sống ít hoặc gần như không có hoạt động về thể chất. Một người theo lối sống này thường ngồi hoặc nằm xuống trong khi tham gia vào một hoạt động như đọc sách, giao lưu, xem truyền hình, chơi trò chơi video, sử dụng thiết bị di động hay máy vi tính cho phần lớn thời gian trong ngày. Lối sống ít vận động làm suy giảm sức khỏe và góp phần vào nguyên nhân gây tử vong có thể phòng ngừa được. Thời gian trước màn hình là một thuật ngữ hiện đại chỉ lượng thời gian mà một người dành để xem trên màn hình như tivi, màn hình máy tính hoặc thiết bị di động. Thời gian sử dụng màn hình quá mức gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.[1][2][3][4]

Tăng hành vi ít vận động như xem truyền hình là đặc điểm của lối sống ít vận động

Ảnh hưởng sức khỏe

sửa
 
Hai người bạn đang ngồi thư giãn

Thiếu hoạt động thể chất là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn thế giới có thể phòng ngừa.[5] Ngồi yên có thể gây tử vong sớm. Nguy cơ cao hơn với những người ngồi yên nhiều hơn 5 giờ mỗi ngày. Nó được chứng minh là một yếu tố nguy cơ, độc lập với việc tập luyện tích cực và BMI. Ngồi yên càng nhiều thì nguy cơ mắc các bệnh mãn tính càng cao. Những người ngồi yên nhiều hơn 4 giờ mỗi ngày có nguy cơ cao hơn 40% so với những người ngồi dưới 4 giờ mỗi ngày. Tuy nhiên, đối với những người tập thể dục ít nhất 4 giờ mỗi tuần vẫn có sức khỏe như những người ngồi dưới 4 giờ mỗi ngày.[6][7] Một nghiên cứu cho thấy việc ngừng ngồi bằng cách đi bộ nhẹ nhàng trong 20 phút mỗi giờ có thể làm giảm đáng kể huyết áp tâm thu và tâm trương ở những người tham gia khỏe mạnh, hoặc đi bộ nhẹ nhàng trong 3 phút sau mỗi 30 phút.[8]

Một lối sống ít vận động và thiếu hoạt động thể chất có thể góp phần hoặc là yếu tố nguy cơ của:

Lịch sử

sửa

Thuật ngữ couch potato (tạm dịch: củ khoai tây trên ghế sofa) được một người bạn của họa sĩ truyện tranh underground Robert Armstrong đặt ra vào thập niên 1970; Armstrong phát họa thành một nhóm những củ khoai tây trên ghế sofa trong một bộ truyện tranh gồm những nhân vật ít vận động, cùng với Jack Mingo và Allan Dodge đã tạo ra một tổ chức trào phúng với ngụ ý xem việc coi truyền hình như là một dạng của ngồi thiền. Với hai cuốn sách và sự quảng cáo không ngừng trong suốt những năm 1980, Couch Potatoes đã xuất hiện trên hàng trăm tờ báo, tạp chí và truyền hình, truyền bá thông điệp "turn on, tune in, veg out" (tạm dịch: bật lên, chỉnh kênh, thư giãn), thu hút 7.000 thành viên, và phổ biến thuật ngữ này.

Trước khi thuật ngữ này xuất hiện thì lối sống ít vận động ám chỉ việc ngồi hoặc không hoạt động trong gần như cả ngày với ít hoặc không có tập thể dục.

Thiếu tập thể dục là nguyên nhân làm teo cơ bắp, tức cơ bắp bị co lại và yếu đi, do đó làm tăng tính nhạy cảm với chấn thương thể chất. Mặt khác, thể dục thể chất có mối tương quan với chức năng hệ miễn dịch;[21] giảm thể dục thể chất thường đi kèm với sự suy yếu của hệ thống miễn dịch. Một nghiên cứu khoa học đăng trên tạp chí Nature Reviews Cardiology cho thấy bệnh tật và chấn thương có mối liên kết với thời gian nghỉ dưỡng kéo dài, sự thiếu vận động này liên quan đến các phản ứng trao đổi chất duy trì sự sống và đáp ứng lại stress như viêm giúp hồi phục bệnh tật và chấn thương nhưng do con người không có khả năng thích nghi được nên dẫn đến các bệnh mạn tính.[22]

Mặc dù có nhiều lợi ích sức khỏe được biết đến của hoạt động thể chất, nhiều người lớn và nhiều trẻ em vẫn sống một lối sống tương đối ít vận động[23][24] và không hoạt động, vì vậy không đủ để đạt được những lợi ích sức khỏe này.

Trong cuộc khảo sát National Health Interview Survey (NHIS) của Hoa Kỳ năm 2008, cho kết quả 36% người lớn được xem là không vận động. 59% người lớn được trả lời không bao giờ tham gia các hoạt động thể chất lành mạnh - kéo dài hơn 10 phút mỗi tuần.[25]

Tham khảo

sửa
  1. ^ Mark, A. E; Janssen, I (2008). “Relationship between screen time and metabolic syndrome in adolescents”. Journal of Public Health. 30 (2): 153–160. doi:10.1093/pubmed/fdn022.
  2. ^ Wiecha, Jean L; Sobol, Arthur M; Peterson, Karen E; Gortmaker, Steven L (2001). “Household Television Access: Associations with Screen Time, Reading, and Homework Among Youth”. Ambulatory Pediatrics. 1 (5): 244–251. doi:10.1367/1539-4409(2001)001<0244:HTAAWS>2.0.CO;2.
  3. ^ Laurson, Kelly R; Eisenmann, Joey C; Welk, Gregory J; Wickel, Eric E; Gentile, Douglas A; Walsh, David A (2008). “Combined Influence of Physical Activity and Screen Time Recommendations on Childhood Overweight”. The Journal of Pediatrics. 153 (2): 209–214. doi:10.1016/j.jpeds.2008.02.042.
  4. ^ Olds, T.; Ridley, K.; Dollman, J. (2006). “Screenieboppers and extreme screenies: The place of screen time in the time budgets of 10–13 year-old Australian children”. Australian and New Zealand Journal of Public Health. 30 (2): 137–142. doi:10.1111/j.1467-842X.2006.tb00106.x. PMID 16681334.
  5. ^ Lopez AD, Mathers CD, Ezzati M, Jamison DT, Murray CJ (tháng 5 năm 2006). “Global and regional burden of disease and risk factors, 2001: systematic analysis of population health data”. Lancet. 367 (9524): 1747–57. doi:10.1016/S0140-6736(06)68770-9. PMID 16731270.
  6. ^ smh.com.au - Sitting can lead to an early death: study, 2012-03-28
  7. ^ Dunstan David W.; Owen Neville (2012). “New Exercise Prescription: Don't Just Sit There: Stand Up and Move More, More Often”. Arch Intern Med. 172 (6): 500–501. doi:10.1001/archinternmed.2012.209.
  8. ^ Bell, Abbie C.; Richards, Joanna; Zakrzewski-Fruer, Julia K.; Smith, Lindsey R.; Bailey, Daniel P. (28 tháng 12 năm 2022). “Sedentary Behaviour—A _target for the Prevention and Management of Cardiovascular Disease”. International Journal of Environmental Research and Public Health. 20 (1): 532. doi:10.3390/ijerph20010532. ISSN 1661-7827. PMC 9819496. PMID 36612852.
  9. ^ Teychenne M, Costigan SA, Parker K (tháng 6 năm 2015). “The association between sedentary behaviour and risk of anxiety: a systematic review”. BMC Public Health. 15: 513. doi:10.1186/s12889-015-1843-x. PMC 4474345. PMID 26088005.
  10. ^ a b c d e f g h “Physical Activity”. World Health Organization. Truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2010.
  11. ^ “Physical inactivity a leading cause of disease and disability, warns WHO”. World Health Organization. Truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2010.
  12. ^ Daniel M. Landers. “The Influence of Exercise on Mental Health”. President's Council on Physical Fitness and Sports. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2010. The research literature suggests that for many variables there is now ample evidence that a definite relationship exists between exercise and improved mental health. This is particularly evident in the case of a reduction of anxiety and depression.
  13. ^ “Who Is At Risk for High Blood Pressure?”. National Institutes of Health. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2010.
  14. ^ Biswas, A; Oh, PI; Faulkner, GE; Bajaj, RR; Silver, MA; Mitchell, MS; Alter, DA (ngày 20 tháng 1 năm 2015). “Sedentary time and its association with risk for disease incidence, mortality, and hospitalization in adults: a systematic review and meta-analysis”. Annals of Internal Medicine. 162 (2): 123–32. doi:10.7326/M14-1651. PMID 25599350.
  15. ^ Stewart RA, Benatar J, Maddison R (2015). “Living longer by sitting less and moving more”. Current Opinion in Cardiology (Review). 30 (5): 551–7. doi:10.1097/HCO.0000000000000207. PMID 26204494.
  16. ^ “Obesity and Overweight for Professionals: Causes”. Centers for Disease Control and Prevention. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 2 năm 2016. Truy cập ngày 19 tháng 1 năm 2010.
  17. ^ “Overweight and Obesity: What You Can Do”. Office of the Surgeon General. Truy cập ngày 19 tháng 1 năm 2010.
  18. ^ a b “Exercise and Bone Health”. National Institute of Arthritis and Musculoskeletal and Skin Diseases. 2009. Truy cập ngày 1 tháng 2 năm 2010.
  19. ^ a b “Osteoporosis — Frequently Asked Questions”. United States Department of Health and Human Services. 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 3 năm 2010. Truy cập ngày 1 tháng 2 năm 2010.
  20. ^ Kraemer J (tháng 3 năm 1995). “Natural course and prognosis of intervertebral disc diseases. International Society for the Study of the Lumbar Spine Seattle, Washington, June 1994”. Spine. 20 (6): 635–9. doi:10.1097/00007632-199503150-00001. PMID 7604337.
  21. ^ “How can I give my immune system a boost?”. National Health Service. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2010.
  22. ^ Charansonney OL, Després JP (2010). “Disease prevention--should we _target obesity or sedentary lifestyle?”. Nat Rev Cardiol. 7 (8): 468–72. doi:10.1038/nrcardio.2010.68. PMID 20498671.
  23. ^ “Physical Activity Statistics”. Centers for Disease Control and Prevention. Truy cập ngày 22 tháng 1 năm 2010.
  24. ^ “Statistics on Obesity, Physical Activity and Diet: England, February 2009”. National Health Service. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 3 năm 2010. Truy cập ngày 22 tháng 1 năm 2010.
  25. ^ Pleis, John R.; Lucas, Jacqueline W.; Ward, Brian W. (2008). “Summary Health Statistics for U.S. Adults: National Health Interview Survey” (PDF). Series Reports from the National Health Interview Survey #10. Centers for Disease Control and Prevention: 11. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)
  NODES
Association 3
INTERN 5