Latifa Habachi (sinh ngày 13 tháng 8 năm 1972) là luật sư và chính trị gia người Tunisia, là thành viên của Hội đồng Đại diện Nhân dân Tunisia.

Tiểu sử

sửa

Habachi sinh ngày 13 tháng 8 năm 1972 tại Tunis, trong một gia đình có 12 người con.[1] Bà học trường cấp hai tại Omrane Superior. Bà có bằng thạc sĩ và bằng tốt nghiệp môn Khoa học pháp lý từ khoa Luật ở trường Đại học El Manar - Tunis.

Sự nghiệp

sửa

Habachi bắt đầu làm luật sư vào năm 1995. Bà là Phó chủ tịch Hiệp hội Luật sư trẻ Tunisia và tình nguyện tham gia các phiên tòa chính trị.[1] Bà tham gia một cuộc biểu tình của các luật sư sau vụ tự thiêu của Mohamed Bouazizi.[1] Vào ngày 31 tháng 12 năm 2010, bà bị lực lượng dân quân tự vệ bắt cóc khi ra hầu tòa.[1]

Habachi trở thành thành viên của phong trào Hồi giáo khi đang theo học tại trường đại học. Năm 2011, bà được bầu làm thành viên Quốc hội lập hiến Tunisia (NCA), đại diện cho đảng Phong trào Ennahda cho khu vực bầu cử của thành phố Manouba. Bà góp công trong việc soạn thảo Hiến pháp Tunisia 2014.[2][3]

Habachi được tái bổ nhiệm vào Hội đồng đại diện nhân dân năm 2014.[4] Năm 2014, Habachi và Sana Mersni đã đề xuất sửa đổi hiến pháp để trao quyền cho chính phủ nhằm đề cử các thành viên ngành Tư pháp. Đề xuất đã bị phản đối mạnh mẽ bởi các thành viên Mặt trận Nhân chủ thực hiện các Mục tiêu của cuộc Cách mạng (gọi tắt là Mặt trận Dân chủ) và Khối Dân chủ đối lập. Sự phản đối ấy dẫn đến một cuộc kêu gọi đình công Tổ chức Thẩm phán Tunisia[5].Tuy nhiên đề xuất được thông qua nhờ 109 phiếu chấp thuận.[6] Habachi là phó chủ tịch Ủy ban Pháp lý chung.[7]

Năm 2016, Habachi tham gia vào Liên minh phụ nữ quốc tế có tên "Chiếc thuyền phụ nữ dải Gaza" ("The Women's Boat for Gaza"), tìm cách chấm dứt sự phong tỏa đang diễn ra ở Dải Gaza.[2][8][9]

Đời tư

sửa

Habachi lập gia đình và có ba con trai.[1] Bà bắt đầu đeo khăn phủ đầu Hồi giáo lúc 16 tuổi, nhưng đã thôi đeo khi bà bị cấm làm việc và chồng cô suýt bị cầm tù.[1]

Liên kết ngoài

sửa

Chú thích

sửa
  1. ^ a b c d e f “Voilées ou pas: l'union sacrée des Tunisiennes”. Elle Magazine (bằng tiếng Pháp). ngày 4 tháng 3 năm 2011. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2017.
  2. ^ a b Hamilton, Lisagay (ngày 21 tháng 9 năm 2016). “Why I am on the Women's Boat to Gaza”. Counter Punch. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2016.
  3. ^ Måseidvåg Selvik, Lisa-Marie (tháng 5 năm 2016). Constitution-making in Tunisia - an analysis of contentious constitutional issues in the process of drafting the 2014-constitution (PDF) (Luận văn). University of Oslo.
  4. ^ “Tunisian Women Fight to Keep the Jasmine Revolution alive”. Euro News. ngày 8 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2017.
  5. ^ “Parties Clash Over Judicial Oversight, Judges Threaten Strike”. TN News. ngày 14 tháng 1 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 12 năm 2019. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2017.
  6. ^ Blibech, Fadhel; Driss, Ahmed; Longo, Pietro (tháng 2 năm 2014). Citizenship in Post-Awakening Tunisia: Power Shifts and Conflicting Perceptions (PDF) (Bản báo cáo). University l’Orientale in Naples.
  7. ^ “Latifa Habachi: la composition du haut conseil de la justice est fixée par la constitution”. CAP radio. ngày 23 tháng 3 năm 2015. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 2 năm 2017. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2017.
  8. ^ “La Député Latifa Habachi rejoint Le Bateau des femmes pour Gaza” (bằng tiếng Pháp). Feems Maghrebines. ngày 9 tháng 9 năm 2016. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2017.
  9. ^ “Photos: 'The Women's boat to Gaza' prepare to set sail”. Middle East Monitor. ngày 15 tháng 9 năm 2016. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2017.


  NODES