Linezolid là một kháng sinh được sử dụng để điều trị các bệnh gây ra bởi vi khuẩn Gram dương có khả năng kháng với các kháng sinh khác.[1][2] Linezolid hoạt động tiêu diệt hầu hết các vi khuẩn Gram dương gây bệnh, bao gồm streptococci, enterococci kháng vancomycin (VRE), và Staphylococcus aureus kháng methicillin (MRSA).[1][3] Sử dụng chính của kháng sinh này là cho nhiễm trùng daviêm phổi mặc dù chúng cũng có thể được sử dụng cho một loạt các bệnh nhiễm trùng khác bao gồm cả lao kháng thuốc.[2][4] Chúng được đưa vào cơ thể bằng cách tiêm vào tĩnh mạch hoặc qua đường miệng.[2]

Linezolid
Skeletal formula of linezolid
Dữ liệu lâm sàng
Phát âm/lɪˈnɛzəlɪd, -ˈnz-/
Tên thương mạiZyvox, Zyvoxid, others
AHFS/Drugs.comChuyên khảo
MedlinePlusa602004
Giấy phép
Danh mục cho thai kỳ
  • AU: C
  • US: C (Rủi ro không bị loại trừ)
Dược đồ sử dụngintravenous infusion, by mouth
Nhóm thuốcOxazolidinone antibiotic
Mã ATC
Tình trạng pháp lý
Tình trạng pháp lý
Dữ liệu dược động học
Sinh khả dụng~100% (oral)
Liên kết protein huyết tươngLow (31%)
Chuyển hóa dược phẩmgan (50–70%, CYP not involved)
Chu kỳ bán rã sinh học3–7 hours;[1] longer half-life in CSF than plasma[1]
Bài tiếtnon-kidney, thận, and fecal[2]
Các định danh
Tên IUPAC
  • (S)-N-({3-[3-fluoro-4-(morpholin-4-yl)phenyl]-2-oxo-1,3-oxazolidin-5-yl}methyl)acetamide
Số đăng ký CAS
PubChem CID
DrugBank
ChemSpider
Định danh thành phần duy nhất
KEGG
ChEMBL
NIAID ChemDB
ECHA InfoCard100.121.520
Dữ liệu hóa lý
Công thức hóa họcC16H20FN3O4
Khối lượng phân tử337.346 g/mol
Mẫu 3D (Jmol)
SMILES
  • O=C1O[C@@H](CNC(=O)C)CN1c3cc(F)c(N2CCOCC2)cc3
Định danh hóa học quốc tế
  • InChI=1S/C16H20FN3O4/c1-11(21)18-9-13-10-20(16(22)24-13)12-2-3-15(14(17)8-12)19-4-6-23-7-5-19/h2-3,8,13H,4-7,9-10H2,1H3,(H,18,21)/t13-/m0/s1 ☑Y
  • Key:TYZROVQLWOKYKF-ZDUSSCGKSA-N ☑Y
  (kiểm chứng)

Khi được sử dụng trong thời gian ngắn, linezolid là một kháng sinh tương đối an toàn.[5] Chúng có thể được sử dụng ở mọi lứa tuổi và ở những người bị bệnh gan hoặc chức năng thận kém.[2] Các tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng ngắn hạn bao gồm đau đầu, tiêu chảy, phát banbuồn nôn.[2] Tác dụng phụ nghiêm trọng có thể bao gồm hội chứng serotonin, ức chế tủy xương, và nồng độ lactate trong máu cao, đặc biệt khi được sử dụng trong hơn hai tuần.[2][6] Nếu sử dụng trong thời gian lâu hơn, kháng sinh này có thể gây tổn thương thần kinh, kể cả tổn thương dây thần kinh thị giác; tổn thương có thể là vĩnh viễn.[6]

Là một chất ức chế tổng hợp protein, linezolid hoạt động bằng cách ức chế tổng hợp protein của vi khuẩn.[7] Điều này hoặc là làm ngừng tăng trưởng hoặc giết chết vi khuẩn.[2] Mặc dù nhiều kháng sinh hoạt động theo cách này, cơ chế hoạt động chính xác của linezolid dường như là độc nhất ở chỗ nó ngăn chặn quá trình khởi đầu dịch mã chứ không phải là ở các bước sau.[7] Tính đến năm 2014, tính kháng của vi khuẩn đối với linezolid vẫn ở mức thấp.[8] Linezolid là một thành viên của nhóm thuốc oxazolidinone.[2]

Linezolid được phát hiện vào giữa những năm 1990 và được chấp thuận cho sử dụng thương mại vào năm 2000.[9][10] Nó nằm trong danh sách các thuốc thiết yếu của Tổ chức Y tế Thế giới, tức là nhóm các loại thuốc hiệu quả và an toàn nhất cần thiết trong một hệ thống y tế.[11] Linezolid có sẵn dưới dạng thuốc gốc.[2] Chi phí bán buôn ở các nước đang phát triển là khoảng 2,90 USD mỗi ngày [12] trong khi đó ở Hoa Kỳ tính đến năm 2016 là khoảng 13,79 đô la Mỹ mỗi ngày.[13] Chúng dường như có hiệu quả về kinh tế hơn so với các phương án thay thế như vancomycin, chủ yếu là do khả năng chuyển từ sử dụng tĩnh mạch sang sử dụng bằng miệng sớm hơn.[14]

Chú thích

sửa
  1. ^ a b c d Roger C, Roberts JA, Muller L (tháng 5 năm 2018). “Clinical Pharmacokinetics and Pharmacodynamics of Oxazolidinones”. Clinical Pharmacokinetics. 57 (5): 559–575. doi:10.1007/s40262-017-0601-x. PMID 29063519.
  2. ^ a b c d e f g h i j “Linezolid”. The American Society of Health-System Pharmacists. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2016.
  3. ^ Pfizer (ngày 16 tháng 7 năm 2010). “Zyvox (linezolid) Label Information” (PDF). Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 17 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2011.
  4. ^ The selection and use of essential medicines: Twentieth report of the WHO Expert Committee 2015 (including 19th WHO Model List of Essential Medicines and 5th WHO Model List of Essential Medicines for Children) (PDF). WHO. 2015. tr. 31–33. ISBN 978-92-4-069494-1. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 20 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2016.
  5. ^ Marino PL, Sutin KM (2007). “Antimicrobial therapy”. The ICU book. Hagerstown, MD: Lippincott Williams & Wilkins. tr. 817. ISBN 0-7817-4802-X.
  6. ^ a b “Linezolid Side Effects in Detail - Drugs.com”. www.drugs.com. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2016.
  7. ^ a b Swaney SM, Aoki H, Ganoza MC, Shinabarger DL (ngày 1 tháng 12 năm 1998). “The Oxazolidinone Linezolid Inhibits Initiation of Protein Synthesis in Bacteria” (PDF). Antimicrobial Agents and Chemotherapy. 42 (12): 3251–5. ISSN 0066-4804. PMC 106030. PMID 9835522.[liên kết hỏng]
  8. ^ Mendes, RE; Deshpande, LM; Jones, RN (tháng 4 năm 2014). “Linezolid update: stable in vitro activity following more than a decade of clinical use and summary of associated resistance mechanisms”. Drug resistance updates: reviews and commentaries in antimicrobial and anticancer chemotherapy. 17 (1–2): 1–12. doi:10.1016/j.drup.2014.04.002. PMID 24880801. Emergence of resistance has been limited ... It is still uncertain whether the occurrences of such isolates are becoming more prevalent.
  9. ^ Li, Jie Jack; Corey, E. J. (2013). Drug Discovery: Practices, Processes, and Perspectives (bằng tiếng Anh). John Wiley & Sons. tr. 6. ISBN 978-1-118-35446-9. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 9 năm 2017.
  10. ^ Torok, Estee; Moran, Ed; Cooke, Fiona (2009). “Chapter 2 Antimicrobials”. Oxford Handbook of Infectious Diseases and Microbiology (bằng tiếng Anh). OUP Oxford. ISBN 978-0-19-103962-1. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 9 năm 2017.
  11. ^ “WHO Model List of Essential Medicines (19th List)” (PDF). World Health Organization. tháng 4 năm 2015. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 13 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2016.
  12. ^ “Global Drug Facility Product Catalogue” (PDF). 2016. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 4 tháng 1 năm 2017. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2017.
  13. ^ “NADAC as of 2016-12-07 | Data.Medicaid.gov”. Centers for Medicare and Medicaid Services. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2016.
  14. ^ Grau S, Rubio-Terrés C (tháng 4 năm 2008). “Pharmacoeconomics of linezolid”. Expert Opinion on Pharmacotherapy. 9 (6): 987–1000. doi:10.1517/14656566.9.6.987. ISSN 1465-6566. PMID 18377341.
  NODES