Mồng tơi

Loại rau ở Việt Nam

Mồng tơi hay mùng tơi (danh pháp hai phần: Basella alba L., đồng nghĩa B. rubra, B. cananifolia, B. cordifolia, B. crassifolia, B. japonica, B. lucida, B. nigra, B. ramosa, B. volubilis) là một loại cây thuộc họ Mồng tơi (Basellaceae).

Rau mồng tơi
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Eudicots
Bộ (ordo)Caryophyllales
Họ (familia)Basellaceae
Chi (genus)Basella
Loài (species)B. alba
Danh pháp hai phần
Basella alba
L.
Danh pháp đồng nghĩa[1]
Danh sách
  • Basella rubra L.
  • Basella oleracea Landw.
  • Basella lucida L.
  • Basella japonica Burm.f.
  • Basella cordifolia Lam.
  • Basella nigra Lour.
  • Basella crassifolia Salisb.
  • Basella volubilis Salisb.
  • Basella ramosa J.Jacq. ex Spreng.
  • Basella cananifolia Buch.-Ham. ex Wall.
  • Gandola nigra (Lour.) Raf.

Miêu tả

sửa
 
Quả cây mồng tơi

Đây là loại dây leo quấn, mập và nhớt, sống hàng năm hay hai năm. Lá dày hình tim, mọc xen, đơn, nguyên, có cuống. Cụm hoa hình bông mọc ở kẽ lá, màu trắng hay tím đỏ nhạt. Quả mọng, nhỏ, hình cầu hoặc trứng, dài khoảng 5–6 mm, màu xanh, khi chín chuyển màu tím đen. hoặc màu trắng

Cây mồng tơi mọc nhanh, dây có thể dài đến 10 m.

Công dụng

sửa

và đọt thân non của mồng tơi thường được dùng để nấu canh ăn mát và có tính nhuận trường. Nước ép từ quả dùng trị đau mắt. Tại Trung Quốc có nơi người ta dùng rau mồng tơi giã nát đắp chữa vú sưng, nứt, giải độc.

Thành phần hóa học

sửa

Trong rau mồng tơi có vitamin A3, vitamin B3, chất saponin, chất nhầy và chất sắt.[cần dẫn nguồn]

Ca dao, tục ngữ

sửa
  • "Nghèo rớt (nhớt) mùng tơi" (Thành ngữ Việt Nam)
  • "Gần nhà mà chẳng sang chơi
    Để anh ngắt ngọn mồng tơi bắc cầu..." (Ca dao Việt Nam)
  • "Nhà nàng ở cạnh nhà tôi,
    Cách nhau cái dậu mùng tơi xanh rờn" (Cô hàng xóm, thơ Nguyễn Bính)

Một vài hình ảnh về cây mồng tơi

sửa

Hình ảnh

sửa

Tham khảo

sửa

Liên kết ngoài

sửa


  NODES