Meme
Meme (/miːm/, đọc như "mim"), còn gọi là nhận thức lan truyền, là một quan niệm, hành vi, hoặc phong cách lan truyền từ người này sang người khác trong một ý thức hệ thường với mục đích truyền tải một hiện tượng, chủ đề, hoặc ý nghĩa cụ thể do meme đại diện.[1] Một meme hoạt động như một đơn vị để mang những quan niệm, biểu tượng, hoặc những thói quen thuộc về ý thức hệ có thể truyền tải từ ý tưởng của người này sang người khác thông qua việc viết, nói, cử chỉ, nghi thức, hoặc các hiện tượng có thể mô phỏng khác, cùng với một chủ tố được bắt chước. Những người ủng hộ khái niệm này xem các meme như là những mô hình thuộc văn hóa có liên quan đến các gen mà trong đó chúng tự sao chép, biến đổi, và phản ứng lại với những áp lực chọn lọc.[2]
Những người khởi xướng lý giải rằng các meme là một hiện tượng lây lan có thể tiến hóa bằng chọn lọc tự nhiên theo một cách thức tương tự như tiến hóa sinh học. Các meme làm điều này bằng các quá trình của sự biến hóa, thay đổi, cạnh tranh, và kế thừa, mỗi quá trình đều ảnh hưởng đến sự thành công của việc tạo ra meme. Những meme lây lan thông qua hành vi mà chúng phát sinh trong những cơ thể vật chủ. Các meme ít sinh sôi nảy nở hơn sẽ trở nên tuyệt chủng, trong khi số khác có thể sống sót, lây lan, và biến đổi (để tốt hơn hoặc xấu hơn). Các meme được sao chép một cách hiệu quả nhất sẽ đạt nhiều thành công hơn, và một số có thể sao chép một cách hiệu quả ngay cả khi chúng tỏ ra bất lợi cho sự an lạc của những vật chủ.[3]
Một lĩnh vực nghiên cứu gọi là memetics[4] đã xuất hiện trong những năm 1990 để khám phá những khái niệm và sự truyền lại của các meme trong những giao tiếp của một mô hình tiến hóa. Sự chỉ trích từ những ý kiến trái chiều đã thử thách ý niệm rằng nghiên cứu khoa học có thể kiểm tra các meme theo cách thực nghiệm. Tuy nhiên, những sự phát triển trong hình ảnh chức năng não làm cho việc nghiên cứu bằng thực nghiệm trở nên khả thi.[5] Một số nhà xã hội học đặt câu hỏi cho ý tưởng này rằng người ta có thể phân loại văn hóa một cách đầy ý nghĩa dựa trên những đơn vị rời rạc, và đặc biệt chỉ trích bản chất sinh học của nền tảng lý thuyết.[6] Số khác cho rằng việc sử dụng thuật ngữ này là kết quả của sự hiểu lầm đề xuất ban đầu.[7]
Từ meme là một từ mới được Richard Dawkins đặt.[8] Nó có nguồn gốc từ cuốn sách The Selfish Gene (tạm dịch: gen ích kỉ) năm 1976 của Dawkins. Thái độ của chính Dawkins khá mơ hồ: ông hoan nghênh gợi ý của N. K. Humphrey rằng "các meme nên được xem như những cấu trúc sống, chứ không phải chỉ là phép ẩn dụ"[9] và đề nghị xem các meme như "trú ngụ tự nhiên trong não".[10] Sau đó, ông lại cho rằng những ý tưởng ban đầu của ông phỏng chừng đơn giản hơn trước khi ông tán đồng với quan điểm của Humphrey.[11]
Từ nguyên
sửaTừ meme là dạng rút gọn (mô phỏng từ gene) của mimeme (từ tiếng Hy Lạp cổ μίμημα phát âm [míːmɛːma] mīmēma, "điều được mô phỏng", từ μιμεῖσθαι mimeisthai, "mô phỏng", từ μῖμος mimos, "điệu bộ")[12] do nhà sinh học tiến hóa người Anh Richard Dawkins tạo ra trong cuốn The Selfish Gene (1976)[8][13] như là một khái niệm để thảo luận về các nguyên lý tiến hóa nhằm giải thích sự lan truyền của những ý niệm và hiện tượng văn hóa. Những ví dụ về các meme được đưa trong cuốn sách bao gồm những giai điệu, câu cửa miệng, trang phục, và kỹ thuật xây vòm.[14] Kenneth Pike đã đặt ra những thuật ngữ liên quan emic và etic, tổng quát hóa khái niệm thuộc ngôn ngữ học về phoneme, morpheme, grapheme, lexeme, và tagmeme (do Leonard Bloomfield mô tả), đặc trưng hóa chúng như là cái nhìn nội tại và cái nhìn ngoại lai của hành vi và mở rộng khái niệm thành một lý thuyết tagmemic về hành vi con người (đạt đến đỉnh cao trong cuốn Language in Relation to a Unified Theory of the Structure of Human Behaviour, 1954).
Xem thêm
sửaTham khảo
sửa- ^ “Meme”. www.merriam-webster.com. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2023.. Merriam-Webster Dictionary.
- ^ Graham 2002
- ^ Kelly, 1994 & p. 360 But if we consider culture as its own self-organizing system — a system with its own agenda and pressure to survive — then the history of humanity gets even more interesting. As Richard Dawkins has shown, systems of self-replicating ideas or memes can quickly accumulate their own agenda and behaviours. I assign no higher motive to a cultural entity than the primitive drive to reproduce itself and modify its environment to aid its spread. One way the self organizing system can do this is by consuming human biological resources."
- ^ Heylighen & Chielens 2009
- ^ McNamara 2011
- ^ Gill, Jameson (2011). Memes and narrative analysis: A potential direction for the development of neo-Darwinian orientated research in organisations. In: Euram 11: proceedings of the European Academy of Management. European Academy of Management.
- ^ Burman, J. T. (2012). “The misunderstanding of memes: Biography of an unscientific object, 1976–1999”. Perspectives on Science. 20 (1): 75–104. doi:10.1162/POSC_a_00057. (This is an open access article, made freely available courtesy of MIT Press.)
- ^ a b Dawkins, Richard (1989), The Selfish Gene (ấn bản thứ 2), Oxford University Press, tr. 192, ISBN 0-19-286092-5,
We need a name for the new replicator, a noun that conveys the idea of a unit of cultural transmission, or a unit of imitation. 'Mimeme' comes from a suitable Greek root, but I want a monosyllable that sounds a bit like 'gene'. I hope my classicist friends will forgive me if I abbreviate mimeme to meme. If it is any consolation, it could alternatively be thought of as being related to 'memory', or to the French word même. It should be pronounced to rhyme with 'cream'.
- ^ Dawkins 1989, tr. 192
- ^ Dawkins, Richard (1982), The Extended Phenotype, Oxford University Press, tr. 109, ISBN 0-19-286088-7
- ^ Dawkins' foreword to Blackmore 1999, p. xvi
- ^ The American Heritage Dictionary of the English Language: Fourth Edition, 2000
- ^ Millikan 2004, tr. 16; Varieties of meaning. "Richard Dawkins invented the term 'memes' to stand for items that are reproduced by imitation rather than reproduced genetically."
- ^ Dawkins 1989, tr. 352
- Atran, Scott (2002), In gods we trust: the evolutionary landscape of religion, Oxford [Oxfordshire]: Oxford University Press, ISBN 0-19-514930-0
- Atran, Scott (2001), “The Trouble with Memes” (PDF), Human Nature, 4 (12)
- Aunger, Robert (2000), Darwinizing culture: the status of memetics as a science, Oxford [Oxfordshire]: Oxford University Press, ISBN 0-19-263244-2
- Aunger, Robert (2002), The electric meme: a new theory of how we think, New York: Free Press, ISBN 0-7432-0150-7
- Balkin, J. M. (1998), Cultural software: a theory of ideology, New Haven, Conn: Yale University Press, ISBN 0-300-07288-0
- Bloom, Howard S. (1997), The Lucifer Principle: A Scientific Expedition into the Forces of History, Boston: Atlantic Monthly Press (xuất bản tháng 2 năm 1997), tr. 480, ISBN 0-87113-664-3
- Blackmore, Susan (1998), “Imitation and the definition of a meme” (PDF), Journal of Memetics - Evolutionary Models of Information Transmission
- Blackmore, Susan J. (1999), The meme machine, Oxford [Oxfordshire]: Oxford University Press (xuất bản ngày 8 tháng 4 năm 1999), tr. 288, ISBN 0-19-850365-2 [trade paperback ISBN 0-9658817-8-4 (1999), ISBN 0-19-286212-X (2000)]
- Brodie, Richard (1996), Virus of the mind: the new science of the meme, Seattle, Wash: Integral Press, tr. 251, ISBN 0-9636001-1-7
- Dawkins, Richard (1989), “11. Memes: the new replicators”, The Selfish Gene (ấn bản thứ 2), Oxford: Oxford University Press, tr. 368, ISBN 0-19-217773-7
- Dawkins, Richard (2004), A Devil's Chaplain: Reflections on Hope, Lies, Science, and Love, Boston: Mariner Books, tr. 263, ISBN 0-618-48539-2
- Dawkins, Richard (2015), “Memes”, Brief Candle in the Dark: My Life in Science , London: Bantam Press (Transworld Publishers), tr. 404–408, ISBN 978-0-59307-256-1
- Dennett, Daniel C. (2006), Breaking the Spell (Religion as a Natural Phenomenon), Viking (Penguin), ISBN 0-670-03472-X
- Dennett, Daniel (1991), Consciousness Explained, Boston: Little, Brown and Co., ISBN 0-316-18065-3
- Distin, Kate (2005), The selfish meme: a critical reassessment, Cambridge, UK: Cambridge University Press, tr. 238, ISBN 0-521-60627-6
- Farnish, Keith (2009), Time's Up! An Uncivilized Solution To A Global Crisis, Totnes: Green Books, tr. 256, ISBN 1-900322-48-X
- Graham, Gordon (2002), Genes: a philosophical inquiry, New York: Routledge, tr. 196, ISBN 0-415-25257-1
- Henson, H. Keith: "Evolutionary Psychology, Memes and the Origin of War."
- Henson, H. Keith (2002). “Sex, Drugs, and Cults. An evolutionary psychology perspective on why and how cult memes get a drug-like hold on people, and what might be done to mitigate the effects”. The Human Nature Review. 2: 343–355.
- Heylighen, Francis; Chielens, K. (2009), Meyers, B. (biên tập), “Encyclopedia of Complexity and Systems Science: Evolution of Culture, Memetics” (PDF), Encyclopedia of Complexity and Systems Science by Robert a Meyers, Springer, Bibcode:2009ecss.book.....M, doi:10.1007/978-0-387-30440-3, ISBN 978-0-387-75888-6
- Ingold, T (2000), “The poverty of selectionism”, Anthropology Today, 16 (3): 1, doi:10.1111/1467-8322.00022.
- Heylighen, Francis, (1992): "Selfish Memes and the Evolution of Cooperation", Journal of Ideas vol. 2, no. 4, pp, 77–84.
- Jan, Steven: The Memetics of Music: A Neo-Darwinian View of Musical Structure and Culture Lưu trữ 2015-01-05 tại Wayback Machine (Aldershot: Ashgate, 2007)
- Kelly, Kevin (1994), Out of control: the new biology of machines, social systems and the economic world, Boston: Addison-Wesley, tr. 360, ISBN 0-201-48340-8
- Lynch, Aaron (1996), Thought contagion: how belief spreads through society, New York: BasicBooks, tr. 208, ISBN 0-465-08467-2
- McNamara, Adam (2011), “Can we measure memes?”, Frontiers in Evolutionary Neuroscience, 3, doi:10.3389/fnevo.2011.00001, PMC 3118481
- Millikan, Ruth G. (2004), Varieties of meaning: the 2002 Jean Nicod lectures, Cambridge, Massachusetts: MIT Press, tr. 242, ISBN 0-262-13444-6
- Post, Stephen Garrard; Underwood, Lynn G; Schloss, Jeffrey P Garrard (2002), Altruism & Altruistic Love: Science, Philosophy, & Religion in Dialogue, Oxford University Press US, tr. 500, ISBN 0-19-514358-2
- Moritz, Elan. (1995): "Metasystems, Memes and Cybernetic Immortality," in: Heylighen F., Joslyn C. & Turchin V. (eds.), The Quantum of Evolution. Toward a theory of metasystem transitions, (Gordon and Breach Science Publishers, New York) (special issue of World Futures: the journal of general evolution, vol. 45, p. 155-171).
- Poulshock, Joseph (2002), “The Problem and Potential of Memetics”, Journal of Psychology and Theology, Rosemead School of Psychology, Gale Group (2004), tr. 68+
- Russell, Bertrand (1921), The Analysis of Mind, London: George Allen & Unwin.
- Sterelny, Kim; Griffiths, Paul E. (1999), Sex and death: an introduction to philosophy of biology, Chicago: University of Chicago Press, tr. 456, ISBN 0-226-77304-3
- Veszelszki, Ágnes (2013), "Promiscuity of Images. Memes from an English-Hungarian Contrastive Perspective", in: Benedek, András − Nyíri, Kristóf (eds.): How To Do Things With Pictures: Skill, Practice, Performance (series Visual Learning, vol. 3), Frankfurt: Peter Lang, tr. 115−127, ISBN 978-3-631-62972-7
- Wilson, Edward O. (1998), Consilience: the unity of knowledge, New York: Knopf, tr. 352, ISBN 0-679-45077-7
Liên kết ngoài
sửa- Dawkins' speech on the 30th anniversary of the publication of The Selfish Gene Lưu trữ 2007-02-07 tại Wayback Machine, Dawkins 2006
- "Evolution and Memes: The human brain as a selective imitation device": article by Susan Blackmore.
- Godwin, Mike. “Meme, Counter-meme”. Wired. Truy cập ngày 5 tháng 11 năm 2009.
- Journal of Memetics, a peer-refereed journal of memetics published from 1997 until 2005
- Susan Blackmore: Memes and "temes", TED Talks February 2008
- Christopher von Bülow: Article Meme Lưu trữ 2014-01-16 tại Wayback Machine, translated from: Jürgen Mittelstraß (ed.), Enzyklopädie Philosophie und Wissenschaftstheorie, 2nd edn, vol. 5, Stuttgart/Weimar: Metzler 2013
- Richard Dawkins explains the real meaning of the word 'meme'
- Richard Dawkins | Memes | Oxford Union