NGC 4676
NGC 4676, thiên hà Song Thử hoặc thiên hà Chuột là cặp thiên hà xoắn ốc trong chòm sao Hậu Phát. Cách Trái Đất 290 triệu năm ánh sáng,[2] hai thiên hà bắt đầu va chạm và sáp nhập vào khoảng 290 triệu năm trước. Tên của nó đề cập đến cái đuôi dài như đuôi chuột do lực thủy triều gây ra - vì sự khác nhau về lực hấp dẫn ở phần đầu và phần đuôi của thiên hà - được biết đến là tác động từ tương tác thiên hà. Có thể cả hai thiên hà, những thành viên của cụm sao Coma, sẽ tiếp tục va chạm cho đến khi hợp lại làm một.
NGC 4676A / 4676B | |
---|---|
Dữ liệu quan sát (Kỷ nguyên J2000) | |
Chòm sao | Hậu Phát |
Xích kinh | 12h 46m 10.1s / 12h 46m 11.2s[1] |
Xích vĩ | +30° 43′ 55″ / +30° 43′ 22″[1] |
Dịch chuyển đỏ | 6613 ± 8 / 6607 ± 7 km/s[1] |
Khoảng cách | 290 Mly (89 Mpc)[2] |
Cấp sao biểu kiến (V) | 14.7 / 14.4[1] |
Đặc tính | |
Kiểu | Irr / SB(s)0/a pec[1] |
Kích thước biểu kiến (V) | 2′.3 × 0′.7 / 2′.2 × 0′.8[1] |
Đặc trưng đáng chú ý | Thiên hà tương tác |
Tên gọi khác | |
Thiên hà Song Thử,[1] IC 819 / 820,[1] UGC 7938 / 7939,[1]
PGC 43062 / 43065,[1] Arp 242[1] |
Màu sắc của hai thiên hà khá đặc biệt. Trong lõi NGC 4676A có một số điểm đen tối bao quanh với một cái đuôi có màu xanh trắng của vòng xoắn ốc. Đuôi của nó bất thường, với việc bắt đầu bằng màu xanh và kết thúc với một màu vàng hơn, khác với đuôi của các thiên hà xoắn ốc khác vốn bắt đầu bằng màu vàng và kết thúc bằng màu xanh nhạt. NGC 4676B có lõi màu vàng và hai đường xoắn ốc, phần còn lại phía dưới có màu xanh.
Các thiên hà được chụp lại vào năm 2002 bởi Kính viễn vọng không gian Hubble.[3]
Xem thêm
sửaTham khảo
sửa- ^ a b c d e f g h i j k “NASA/IPAC Extragalactic Database”. Results for NGC 4676A / 4676B. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2006.
- ^ a b Chien, Li-Hsin; Barnes, Joshua E.; Kewley, Lisa J.; Chambers, Kenneth, C. (tháng 5 năm 2007). “Multiobject Spectroscopy of Young Star Clusters in NGC 4676”. The Astrophysical Journal. 660 (2): L105–L108. arXiv:astro-ph/0703510. Bibcode:2007ApJ...660L.105C. doi:10.1086/518215.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
- ^ “Hubble's New Camera Delivers Breathtaking Views of the Universe”. HubbleSite. ngày 30 tháng 4 năm 2002. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2009.