Ong lai châu Phi trong tiếng Anh còn gọi là ong sát thủ là kết quả lai tạo giữa hai giống ong mật phương Tây (Apis mellifera) và ong mật châu Phi (A. m. scutellata). Những con ong lai hung hãn hơn so với bất kỳ của châu Âu phân loài khác nhau. Bầy nhỏ ong lai châu Phi có khả năng chiếm tổ ong mật ong châu Âu bằng cách xâm nhập các tổ ong và thiết lập con ong chúa của chính chúng sau khi giết chết ong chúa ong mật châu Âu[1].

Ong lai châu Phi
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Arthropoda
Lớp (class)Insecta
Bộ (ordo)Hymenoptera
Phân bộ (subordo)Apocrita
Phân họ (subfamilia)Apinae
Tông (tribus)Apini
Chi (genus)Apis
Loài (species)Apis mellifera
Phân loài
Lai (xem bài)

Nguồn gốc

sửa

Trong thập niên 1950, các nhà nghiên cứu về di truyền học người Brasil đã cho rằng giống ong từ vùng nhiệt đới của châu Phi có thể thích nghi tốt hơn với khí hậu nhiệt đới của Nam Mỹ, so với các loài ong xuất xứ từ châu Âu. Năm 1956, phòng nghiên cứu đại học Sao Paolo-Brazil đã bắt 35 cá thể ong Châu phi và tiến hành lai tạo nhằm cải tiến giống ong địa phương và nâng cao sản lượng mật. Những con ong lai châu Phi đã thoát ra ngoài môi trường tự nhiên trước khi quá trình lai tạo giống kết thúc. Sau khi thoát ra ngoài môi trường tự nhiên, chúng sinh sản cực kỳ nhanh, với tốc độ lan rộng khoảng 480 km/năm, qua những vùng nhiệt đới của Nam và Trung Mỹ. Đàn ong châu Phi đầu tiên được xách định là tự di chuyển tới Mỹ là vào tháng 10 năm 1990 tại Hidalgo, tiểu bang Texas. Đàn ong lan rộng ra phía bắc và phía tây của Texas và lan rộng qua phía bắc México. Loài ong lai này đã hiện diện tại 4 tiểu bang Hoa Kỳ.

Tính cách

sửa

Ong sát thủ là loài có tính hiếu chiến được di truyền từ loài ong châu Phi nhưng lại là loài cần cù, chăm chỉ nếu gặp loài khác tấn công chúng liền lặp tức tập trung phản công. Ong sát thủ được biết là đã tấn công động vật và con người, và một vài cái chết do loài ong này gây ra đã được phát hiện. Tuy nhiên, các chuyên gia đã chỉ ra rằng loài ong lai này thực ra ít hung hăng hơn loài ong thuần Châu Phi. Họ cũng chỉ ra rằng các vụ tấn công có một loại chất hóa học. Ong sát thủ chỉ chích (đốt) khi nó bị quấy phá; chúng không hung hăng trong tự nhiên. Tuy nhiên, sau khi ong bị quấy phá chích nạn nhân và bay đi, chúng để lại kim dính trên cơ thể nạn nhân. Chất hóa học đó chính là isoamyl acetate (dầu chuối), chất này có mùi hấp dẫn, thu hút các con ong khác. Khi những con ong khác đến gần nạn nhân của vụ chích ban đầu, nạn nhân thường có xu hướng hoảng sợ, vì thế họ thường quấy phá các con ong khác này, điều này dễ khiến chúng chích nhiều hơn. Vết chính mới tạo ra nhiều chất hóa học isoamyl acetate thu hút thêm nhiều con ong khác nữa, điều này làm tăng thêm tâm lý sợ hãi cho nạn nhân. Ong sát thủ có xu hướng di chuyển theo bầy đàn và phản ứng theo cấp số nhân với chất isoamyl acetate.

Đặc điểm sinh thái

sửa

Là loài có sức sát thương lớn đối với con người. Chúng là động vật ăn thịt, thường bắt côn trùng gây hại hoặc các loài ong khác làm thức ăn. Ong sát thủ là loài mang lại lợi ích cho tự nhiên và môi trường sinh thái vì chúng tiêu diệt những loài sâu bọ có hại, giảm tác hại do côn trùng có hại gây ra cho môi trường.

Tham khảo

sửa
  1. ^ S. S. Schneider, T. Deeby, D. C. Gilley and G. DeGrandi-Hoffman, 2004. Seasonal nest usurpation of European colonies by African swarms in Arizona, USA. Insectes Sociaux 51: 356–364.


  NODES