Sergei Vladimirovich Loznitsa

đạo diễn và biên kịch phim người Ukraina

Sergei Vladimirovich Loznitsa[a] (sinh ngày 5 tháng 9 năm 1964) hay Serhii Volodymyrovych Loznytsia,[b] là một đạo diễn người Ukraina gốc Belarus, nổi danh với những tác phẩm phim tài liệu và phim điện ảnh chính kịch.[1]

Sergei Loznitsa
Sinh5 tháng 9, 1964 (60 tuổi)
Baranovichi, Xô viết Byelorussia, Liên Xô (nay là Belarus)
Nghề nghiệpĐạo diễn phim điện ảnh
Năm hoạt động1996–nay
Websitewww.loznitsa.com

Cuộc đời và sự nghiệp

sửa

Loznitsa sinh ngày 5 tháng 9 năm 1964 ở thành phố Baranavichy, Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Byelorussia. Sau đó gia đình Loznitsa chuyển đến Kyiv, Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Ukraina, và ông đã hoàn thành việc học trung học tại đây.[2]

Loznitsa tốt nghiệp Học viện Bách khoa Kyiv với chuyên ngành toán học vào năm 1987. Từ năm 1987 đến 1991, ông công tác tại Viện điều khiển học, tại đây ông phát triển các hệ thống chuyên gia, hệ thống thiết kế và trí tuệ nhân tạo. Loznitsa cũng làm phiên dịch tiếng Nhật.

Năm 1991, ông đăng ký vào Học viện Điện ảnh Gerasimov, học khoa đạo diễn phim hư cấu do Nana Jorjadze giảng dạy. Ông tốt nghiệp loại xuất sắc vào năm 1997.

Sau khi hoàn thành việc học, Loznitsa bắt đầu làm đạo diễn phim tài liệu ở Saint Petersburg vào năm 2000. Ông và gia đình chuyển đến Đức vào năm 2001. Năm 2007, Loznitsa chuyển đến Canada để buổi chiếu và bàn luận lại các bộ phim của mình tại Liên hoan phim Media City, đích thân đại diện cho chính mình tới Bắc Mỹ. Buổi chiếu và diễn thuyết của Loznitsa gồm nhiều bộ phim ngắn ít tiếng tăm hơn của vị đạo diễn, chú trọng vào việc ông khắc họa sâu sắc châu Âu của Liên Xô cũ, gồm Halt (2000), Portrait (2002) và Factory (2004). Nhiều phim của Loznitsa có buổi ra mắt ở Bắc Mỹ trong khuôn khổ Liên hoan phim Media City, gồm Blockade (2005), Artel (2006), Revue (2008), The Letter (2012) và những phim khác, trước khi đạo diễn bắt đầu thành danh với khán giả quốc tế qua những buổi chiếu lớn ở Liên hoan phim quốc tế Toronto (TIFF), Liên hoan phim quốc tế New York (NYFF) và nhiều nơi khác.

Năm 2010, bộ phim My Joy được chọn tranh giải ở phần thi chính tại Liên hoan phim Cannes 2010.[3] Bộ phim In the Fog (2012) tiếp tục tranh giải Cành cọ Vàng tại Liên hoan phim Cannes 2012.[4][5] Maidan có buổi ra mắt toàn thế giới tại một buổi chiếu đặc biệt tại Cannes vào tháng 5 năm 2014, tác phẩm ghi lại những cuộc biểu tình nổi tiếng giai đoạn 2013–14 ở Kyiv và việc họ bị đàn áp ra sao.[6] Bộ phim tài liệu "Babi Yar. Context" được thực hiện với sự hỗ trợ từ Trung tâm tưởng niệm Holocaust Babi Yar.[7]

Ngày 28 tháng 2 năm 2022, Loznitsa rời khỏi Viện Hàn lâm Điện ảnh châu Âu nhằm đáp trả phát biểu thể hiện "sự đoàn kết với Ukraina" của tổ chức này, được xuất bản ít ngày trước để đáp trả vụ Nga xâm lược Ukraina. Trong một bức thư mở, Loznitsa lên án Viện Hàn lâm vì không "gọi chiến tranh theo đúng nghĩa, lên án sự dã man và lên tiếng phản đối".[8] Ngày 1 tháng 3 năm 2022, Viện Hàn lâm thông báo tổ chức sẽ loại các bộ phim của Nga khỏi các tác phẩm tranh giải thưởng Điện ảnh châu Âu.[9] Cùng ngày hôm ấy, Loznitsa lên tiếng phản đối quyết định này: "nhiều bạn bè và đồng nghiệp, những nhà làm phim người Nga đã lên tiếng phản đối cuộc chiến điên rồ này.... Họ là nạn nhân như chúng ta trước cuộc xâm lược này", và kêu gọi "đừng phán xét người ta dựa trên hộ chiếu của họ" mà là "dựa trên hành động của họ".[10]

Ngày 19 tháng 3 năm 2022, Viện Hàn lâm Điện ảnh Ukraina thông báo trục xuất Loznitsa vì phản đối tẩy chay các bộ phim của Nga. Tổ chức cho rằng Loznitsa đã "liên tục nhấn mạnh rằng anh ta tự nhận mình là người theo chủ nghĩa thế giới, 'người của thế giới'. Tuy nhiên giờ đây, khi Ukraina đang chật vật bảo vệ nền độc lập, thì khái niệm chính trong sự hùng biện của từng người Ukraina nên là bản sắc dân tộc của mình." Loznitsa đăng thông báo vào cùng ngày: "Tôi thật kinh ngạc khi đọc thấy Viện Hàn lâm Điện ảnh Ukraina quyết định trục xuất tôi vì là người theo chủ nghĩa thế giới [cosmopolite].... Mãi đến cuối kỷ nguyên Stalin, kể từ chiến dịch bài Do Thái mà Stalin phát động bắt đầu từ năm 1948 đến 1953, thì thuật ngữ mới mang hàm ý tiêu cực trong diễn ngôn tuyên truyền của Liên Xô. Bằng cách lên tiếng phản đối chủ nghĩa thế giới, 'các thành viên của Viện Hàn lâm' Ukraina lại vận dụng chính cái diễn ngôn này mà Stalin khởi xướng". Loznitsa gọi hành động nhấn mạnh vào bản sắc dân tộc của Viện Hàn lâm là "Quốc xã" và "món quà gửi tặng các nhà tuyên truyền ở Kremlin".[11][12][13] Loznitza tin rằng Babi Yar. Context là tác nhân góp phần vào vụ việc vì nó liên quan đến việc Ukraina hợp tác trong vụ thảm sát người Do Thái của Quốc Xã ở Babi Yar. Anh cho rằng các thành viên của Viện Hàn lâm "có nhận thức rất khác về lịch sử Ukraina mà họ cho là mình hiểu rõ hơn bất kỳ ai."[14]

Danh sách phim chọn lọc

sửa

Phim tài liệu

sửa

Phim điện ảnh

sửa

Giải thưởng

sửa

Ghi chú

sửa
  1. ^
    • tiếng Nga: Сергей Владимирович Лозница
    • tiếng Belarus: Сяргей Уладзіміравіч Лазніца, chuyển tự Syargey Uladzimiravich Laznitsa
  2. ^ tiếng Ukraina: Сергій Володимирович Лозниця

Chú thích

sửa
  1. ^ “Sergei LOZNITSA”. Cannes Film Festival. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2016.
  2. ^ “Sergei Loznitsa - Film director”. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2016.
  3. ^ Hare, Breeanna (11 tháng 5 năm 2010). “Cannes 101: A film festival field guide” (bằng tiếng Anh). CNN. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2024.
  4. ^ “2012 Official Selection”. Cannes. Truy cập ngày 19 tháng 4 năm 2012.
  5. ^ “Cannes Film Festival 2012 line-up announced”. timeout. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 12 năm 2012. Truy cập ngày 19 tháng 4 năm 2012.
  6. ^ Rapold, Nicolas (9 tháng 12 năm 2014). “Interview: Sergei Loznitsa (2014)”. Film Comment (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2024.
  7. ^ Volchek, Dmitry (11 tháng 7 năm 2021). “Наперекор забвению. Трагедия Бабьего Яра в фильме Сергея Лозницы” (bằng tiếng Ukraina). RFE/RL. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2024.
  8. ^ “Ukraine's Sergei Loznitsa resigns from EFA, criticises Academy's response to invasion”. Screen Daily. 28 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2022.
  9. ^ Parfitt, Orland (1 tháng 3 năm 2022). “EFA to exclude Russian films from European Film Awards”. Screen Daily. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2022.
  10. ^ Keslassy, Elsa (1 tháng 3 năm 2022). “Ukrainian Filmmaker Sergei Loznitsa Speaks Against Russian Boycott (EXCLUSIVE)”. Variety. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2022.
  11. ^ Zilko, Christian (19 tháng 3 năm 2022). “Sergei Loznitsa, Director Who Stood with Russian Filmmakers, Expelled from Ukrainian Film Academy”. IndieWire. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2022.
  12. ^ Blaney, Martin (21 tháng 3 năm 2022). “Ukrainian Film Academy explains decision to expel director Sergei Loznitsa”. Screen Daily. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2022.
  13. ^ Loznitsa, Sergei (19 tháng 3 năm 2022). “Sergei Loznitsa's public statement”. Cinéma du Réel. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2022.
  14. ^ Fuller, Graham (24 tháng 3 năm 2022). 'Putin is just the frontman': Sergei Loznitsa, the Ukrainian film-maker who refuses to be cancelled”. The Guardian (bằng tiếng Anh). ISSN 0261-3077. Truy cập ngày 11 tháng 8 năm 2023.
  15. ^ “Predstavleniye (Revue) - Rotten Tomatoes”. Rotten Tomatoes.
  16. ^ “The Trial”. Rotten Tomatoes.
  17. ^ “Victory Day”. Rotten Tomatoes.
  18. ^ “State Funeral”. Rotten Tomatoes.
  19. ^ “State Funeral”. Metacritic.
  20. ^ “The Natural History of Destruction”. Rotten Tomatoes.
  21. ^ Lodge, Guy (18 tháng 5 năm 2018). “Cannes: 'Border' Leads Un Certain Regard Award Winners”. Variety. Truy cập ngày 18 tháng 5 năm 2017.
  22. ^ Boas, Matthew (3 tháng 12 năm 2018). “Álvaro Brechner wins the Golden Pyramid at Cairo with A Twelve-Year Night”. Cineuropa. Truy cập ngày 4 tháng 12 năm 2018.

Liên kết ngoài

sửa
  NODES