Shepseskare

vị pharaon của Ai Cập cổ đại

Shepseskare hoặc Shepseskara (có nghĩa là "Cao quý thay khi là linh hồn của Ra")[15] là một pharaon của Ai Cập cổ đại, ông có thể là vị vua thứ tư hoặc thứ năm của vương triều thứ năm (2494-2345 trước Công nguyên) thuộc thời kỳ Cổ vương quốc. Shepseskare sống vào giữa thế kỷ thứ 25 TCN và có lẽ là chủ nhân của một kim tự tháp dang dở ở Abusir, nó đã bị bỏ dở chỉ sau vài tuần xây dựng.

Theo các ghi chép lịch sử, Shepseskare thường tin rằng là đã cai trị trong 7 năm, ông đã kế vị vua Neferirkare Kakai và là tiên vương của Neferefre, do đó ông là vị vua thứ tư của vương triều này. Vì là vị vua ít được biết đến nhất của vương triều thứ năm cho nên nhà Ai Cập học Miroslav Verner đã đưa ra kết luận cho rằng Shepseskare chỉ cai trị vài tháng ngắn ngủi, tiếp sau đó là đến triều đại của Neferefre. Kết luận này dựa trên tình trạng và vị trí của kim tự tháp dang dở mà Shepseskare cho xây dựng tại Abusir cũng như có rất ít các hiện vật mà có thể được cho là thuộc về vị vua này. Kết luận của Verner nhanh chóng nhận được sự đồng tình của nhiều nhà Ai Cập học như Darrell Baker và Erik Hornung.

Mối quan hệ giữa Shepseskare với vị tiên vương và vị vua kế vị ông lại vẫn chưa được biết rõ. Verner đã đề xuất rằng ông là một người con trai của Sahure và là em trai của Neferirkare Kakai, ông đã chiếm đoạt ngai vàng trong một thời gian ngắn sau khi vua Neferefre, có lẽ là cháu trai của ông, đột ngột qua đời. Có thể Shepseskare đã qua đời một cách đột ngột hoặc có lẽ ông đã đánh mất ngôi vị vào tay một người cháu trai khác, vị pharaon tương lai Nyuserre Ini. Khả năng cho rằng Shepseskare là một kẻ tiếm vị không thuộc hoàng tộc cũng chưa được loại trừ.

Chứng thực

sửa

Nguồn đương thời

sửa

Shepseskare là một vị vua của Ai Cập cổ đại, ông là vị vua thứ tư hoặc thứ năm[16] của vương triều thứ năm. Vào thời điểm đó Ai Cập là một vương quốc thống nhất, với kinh đô đặt tại Memphis[17]. Ông là vị vua ít được biết đến nhất của vương triều thứ năm bởi vì chỉ còn rất ít hiện vật có niên đại thuộc về triều đại của ông mà còn tồn tại tới ngày nay. Chỉ có hai con dấu hình trụ thuộc về triều đại của ông được phát hiện: một được làm bằng đồng có khắc tên Horus của Shepseskare được phát hiện trong đống đổ nát của thành phố Memphis vào đầu thế kỷ 20[18]. Con dấu thứ hai-không rõ nguồn gốc- được tạc bằng đá serpentin màu đen và khắc dòng chữ: "Shepseskare yêu quý của các vị thần, Shepseskare yêu quý của Hathor"[19]. Ngoài hai con dấu này ra, những hiện vật duy nhất còn tồn tại tới ngày nay được quy cho Shepseskare đó là năm mảnh vỡ của vết dấu triện trên đất sét từ Abusir và sáu mảnh vỡ khác được phát hiện trong ngôi đền tang lễ và phòng chứa Dao của kim tự tháp Neferefre cũng tại Abusir[20][21]. Những mảnh vỡ này có thể thuộc về ba con dấu khác nhau và nhiều khả năng chúng được đặt ngay tại cửa vào căn phòng trưng bày trong ngôi đền[22].

 
Bản vẽ Con dấu bọ hung của Flinders Petrie, dòng chữ được đọc là "Shepeskare" nhưng có thể có niên đại thuộc về thời kỳ Saite.[23]

Cuối cùng, chỉ có duy nhất một con dấu bọ hung được đọc là "Shepeskare", nó được nhà Ai Cập học Flinders Petrie xác định là thuộc về Shepseskare vào cuối thế kỷ 19.[24]Các nhà nghiên cứu ngày nay nghi ngờ về điều này và phần nào tin rằng con dấu bọ hung này là một tác phẩm thuộc về thời kỳ Saite (685-525 TCN) và nó được chế tác theo phong cách cổ xưa [25][26]. Ngoài ra, con dấu bọ hung này có thể thuộc về Gemenefkhonsbak Shepeskare, một tiểu vương ít được biết đến của Tanis trong thời kỳ vương triều thứ 25 (760-656 TCN)[25][26]

Ghi chép lịch sử

sửa

Bản danh sách vua duy nhất[25] có nhắc đến Shepseskare đó là Bản khắc Saqqara (mục thứ 28)[27]. Phiến đá này được chạm khắc dưới thời vua Ramesses II (1279-1213 TCN), khoảng 1200 năm sau triều đại của Shepseskare, và nó đã ghi lại thứ tự kế vị như sau Neferikare → Shepseskare → Neferkhare (một cách gọi khác của Neferefre)[28]. Tên của Shepseskare đã không hề xuất hiện trong một bản danh sách vua khác có cùng niên đại: Danh sách vua Abydos, nó được viết dưới triều đại của Seti I (1294-1279 TCN). Ông cũng không có tên trong bản danh sách vua Turin (được viết dưới triều đại của Ramses II)

Shepseskare cũng có thể được đề cập đến trong tác phẩm Aegyptiaca, một tác phẩm ghi lại lịch sử của Ai Cập được vị tư tế Manetho viết vào thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên dưới triều đại của vua Ptolemaios II (283-246 TCN). Không có bất cứ bản sao nào của tác phẩm Aegyptiaca còn tồn tại cho đến ngày nay và chúng ta chỉ có thể biết đến tác phẩm trên thông qua các ghi chép sau này của Sextus Julius AfricanusEusebius. Africanus ghi lại rằng tác phẩm Aegyptiaca đề cập đến sự kế vị như sau "Nefercheres → Sisires → Cheres" trong giai đoạn trung kỳ của vương triều thứ Năm. Nefercheres và Cheres được cho là cách viết theo tiếng Hy Lạp của các vị vua Neferirkare và Neferkhare (tức là vua Neferefre). Do đó, "Sisires" theo truyền thống được cho là tên gọi theo tiếng Hy Lạp của vua Shepseskare, điều này khiến cho sự phục dựng lại vương triều thứ Năm của Manetho phù hợp với bản khắc Saqqara[28]. Hơn nữa theo Africanus, Manetho ghi lại rằng Sisires đã cai trị trong 7 năm trong khi các nguồn ghi chép khác lại mâu thuẫn với con số của Manetho là chín năm[3].

Triều đại

sửa

Vị trí trong biên niên sử

sửa

Vị trí tương đối trong biên niên sử và niên đại xác thực của triều đại Shepseskare hiện vẫn chưa được xác định một cách chắc chắn. Bản khắc Saqqara ghi lại rằng ông là vị vua đã kế vị Neferirkare Kakai và là tiên vương của Neferefre, đây là quan điểm truyền thống của các nhà Ai Cập học.[3] Tuy nhiên, sau những phát hiện khảo cổ vào đầu thập niên 1980, Miroslav Verner lại ủng hộ giả thuyết cho rằng ông là vị vua đã kế vị Neferefre chứ không phải là tiên vương của vị vua này[29].

 
Bản đồ khu nghĩa trang ở Abusir.[30] Kim tự tháp dang dở được cho là của Shepseskare.[31] Đường vạch đỏ chỉ về hướng Heliopolis.[32]

Để chứng minh cho giả thuyết này, đầu tiên Verner nhấn mạnh đến sự hiện diện của một vài vết dấu triện bằng đất sét có khắc tên Horus của Shepseskare là "Sekhemkaw" (có nghĩa là "Sự hiện diện của Ngài thật uy quyền") ở khu vực lâu đời nhất trong ngôi đền tang lễ của Neferere, vốn vẫn chưa được xây dựng "cho đến khi Neferefre qua đời"[33][34]. Điều này dường như cho thấy rằng Shepseskare đã cai trị sau chứ không phải là trước triều đại Neferefre[b][22]. Luận điểm thứ hai mà Verner đưa ra liên quan đến sự thẳng hàng của các kim tự tháp Sahure, Neferirkare Kakai và Neferefre: chúng tạo một đường thẳng hướng về Heliopolis, cũng giống như ba kim tự tháp lớn ở Giza.[32][c]Ngược lại, kim tự tháp dang dở của Shepseskare lại không nằm trong trục đường hướng tới Heliopolis, điều này giúp củng cố giả thuyết cho rằng kim tự tháp của Neferefre đã tồn tại từ trước khi kim tự tháp của Shepseskare bắt đầu được xây dựng.[36] Cuối cùng, Verner nhận định rằng Neferefre vốn được biết đến là người con trai cả của Neferirkare[36]và ông ta ở độ tuổi khoảng 20 [35]vào lúc vua cha của ông ta qua đời vì thế ông ta là người có nhiều khả năng nhất để kế thừa ngai vàng. Do đó, Shespeskare có lẽ đã chiếm đoạt ngai vàng sau khi Neferefre qua đời. Và bởi vì Shepseskare được xem như là tiên vương của Neferefre trong bản danh sách vua Saqqara, Verner lại lưu ý rằng "sự khác biệt nhỏ này có thể là do tình hình chính trị hỗn loạn vào thời điểm đó và những tranh chấp quyền lực dưới vương triều này"[34]

Niên đại

sửa

Trong hai bài báo được xuất bản vào năm 2000 và 2001,[37][38] Verner cho rằng Shepseskare chỉ cai trị có vài tháng là cùng, điều này hoàn toàn đối lập với những gì Manetho ghi lại, nó giống với một giả thuyết trước đó từng được nhà khảo cổ học người Pháp Nicolas Grimal đề xuất vào năm 1988.[39] Kết luận của Verner căn cứ trên những bằng chứng khảo cổ học, đặc biệt là kim tự tháp dự tính của Shepseskare ở Abusir. Verner nhấn mạnh vào quá trình xây dựng kim tự tháp này,

đã bị gián đoạn và tương ứng với khối lượng công việc của vài tuần, có lẽ không quá một hoặc hai tháng. Trên thực tế, nơi đây đã được san phẳng và hố khai quật này cho thấy quá trình xây dựng căn phòng mai táng ngầm mới chỉ bắt đầu. Hơn nữa, chủ nhân của công trình này rõ ràng muốn chứng minh mối quan hệ của ông ta với Sahure hoặc Userkaf bằng cách lựa chọn địa điểm (nằm ở đoạn giữa kim tự tháp của Sahure với ngôi đền mặt trời của Userkaf). Về lý thuyết, chỉ có hai vị vua của vương triều thứ năm chưa thể xác định được kim tự tháp của họ mà có thể được xem xét - Shepseskara hoặc Menkauhor. Tuy nhiên, theo một số ghi chép đương thời, Menkauhor... có thể đã hoàn thành kim tự tháp (của ông ta) ở một nơi khác, ở phía Bắc Saqqara hoặc Dahshur. Do đó, Shepseskara dường như là chủ nhân của phần nền móng chưa hoàn thiện dành cho một kim tự tháp ở phía bắc Abusir. Dù sao đi nữa, chủ nhân của phần nền móng này [Shepseskare] chắc hẳn đã cai trị trong một khoảng thời gian rất ngắn.[40]

Năm 2008, dưới sự chỉ đạo của Zahi Hawass, các nhà khảo cổ học đã tái khai quật lại Kim tự tháp không đầuSaqqara và cho rằng kim tự tháp này thuộc về Menkauhor Kaiu, điều này giúp củng cố cho quan điểm của Verner đó là kim tự tháp dang dở tại Abusir thuộc về Shepseskare[41][42].

Không giống như các vị vua khác của vương triều thứ năm, tên của Shepseskare không xuất hiện trong bất cứ tên riêng nào của thần dân vào thời điểm đó cũng như tên của bất cứ điền trang tang lễ nào.[43][44]Tên của ông cũng không xuất hiện trong các tước hiệu và tiểu sử của các quan lại triều đình.[2][44]Ví dụ như tấm bia mộ của viên quan thuộc vương triều thứ năm là Khau-Ptah có liệt kê một loạt các vị vua mà ông ta từng phụng sự đó là Sahure, Neferirkare, Neferefre và Nyuserre.[45][46]Sự thiếu vắng tên của Shepseskare nằm giữa tên của Neferirkare và Neferefre hoặc giữa Neferefre và Nyuserre,[45][46]cho thấy rằng triều đại ông chắc chắn phải rất ngắn ngủi.[33]Bởi vì tác phẩm Aegyptiaca của Manetho có niên đại là vào thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên, văn bản đương thời này của Khau-Ptah có thể được nhìn nhận như là một tham chiếu chính xác hơn về tình hình chính trị dưới vương triều thứ Năm.

Các luận điểm của Verner cùng với việc có quá ít các hiện vật được cho là thuộc về Shepseskare giờ đây đã thuyết phục được nhiều nhà Ai Cập học như Darrell Baker và Erik Hornung, rằng triều đại của Shepseskare vô cùng ngắn ngủi[3][4].

Gia đình

sửa

Do khan hiếm các ghi chép có liên quan đến Shepseskare, nên không thể khẳng định chắc chắn về mối quan hệ của ông với các vị tiên vương. Ông có thể đã là một thành viên của hoàng tộc[35][47], mặc dù khả năng ông là một kẻ tiếm vị không có liên quan đến các vị vua tiền triều vẫn chưa được loại bỏ một cách hoàn toàn.[48]

Silke Roth đã đề xuất rằng Shepseskare là một người con trai của vua Neferirkare Kakai và là một người anh en của cả NeferefreNyuserre Ini[49]. Tuy nhiên, Verner lại cho rằng Shepseskare là con trai của Sahure, ông ta đã cướp ngôi trong một khoảng thời gian ngắn sau khi Neferefre qua đời một cách đột ngột[40]. Điều này sẽ giải thích cho lý do tại sao kim tự tháp dang dở của Shepseskare lại nằm gần với kim tự tháp của Sahure. Giả thuyết này ngày càng nhận được nhiều sự đồng thuận sau khi Verner và Tarek El Awady phát hiện ra bức phù điêu từ con đường đắp thuộc khu phức hợp kim tự tháp của Sahure vào năm 2005, trong đó miêu tả nhà vua cùng với nữ hoàng Meretnebty và hai người con trai của họ là Ranefer và Netjerirenre[50]. Cả hai người con trai đều mang tước hiệu của "người con trai cả của đức vua", điều này cho thấy rằng họ có thể là một cặp song sinh. Bức phù điêu này còn cho chúng ta biết rằng Ranefer đã lên ngôi và trở thành "Neferirkare vua của Thượng và Hạ Ai Cập".[50]Nhờ vậy, Verner và Awady đã suy đoán rằng trong khi Ranefer và người con trai Neferefre của ông ta đã trở thành các vị vua, thì Netjerirenre có thể đã cố gắng chiếm đoạt ngai vàng sau khi người cháu của ông ta qua đời. Theo giả thuyết này, Shepseskare sẽ là tên gọi của Netjerirenre sau khi lên ngôi[51]. Tuy vậy, ngay bản thân Verner cũng đã viết vào năm 1997 rằng Shepseskare có thể là con của Shepseskaf, vị pharaon cuối cùng của vương triều thứ tư hoặc Userkaf hoặc Neferirkare Kakai giống như Roth đã gợi ý: bởi vì hiện nay có rất ít chứng cứ liên quan đến vấn đề này và tất cả các khả năng chỉ là suy đoán.[52]

Triều đại của Shepseskare đã kết thúc nhanh chóng có lẽ là do ông đã qua đời một cách đột ngột hoặc có thể ông đã bị Nyuserre Ini lật đổ, vị vua này là em trai của Neferefre và là một người con trai khác của vua Neferirkare với nữ hoàng Khentkaus II. Vai trò then chốt của nữ hoàng Khentkaus II trong việc giúp vua Nyuserre lên ngôi có thể giải thích cho lý do tại sao bà lại nhận được nhiều sự kính mến trong nền văn học dân gian Ai Cập cũng như việc vua Nyuserre đã tiến hành "mở rộng thêm và nâng cấp ngôi đền tang lễ của bà"[53]. Nyuserre dường như cũng đã nhận được sự ủng hộ từ những viên cận thần và quan lại đầy quyền lực, mà trước hết là Ptahshepses, người sẽ trở thành con rể của Nyuserre và là tể tướng của ông ta.[54]

Công trình xây dựng

sửa

Kim tự tháp

sửa

Một kim tự tháp dang dở nằm giữa ngôi đền mặt trời của Userkafkim tự tháp của Sahure tại phía bắc Abusir, được cho là thuộc về Shepseskare. Cấu trúc này được phát hiện vào năm 1980 bởi một đội khảo cổ học người Séc do Miroslav Verner dẫn đầu[55]và nó dường như đã bị bỏ dở chỉ sau một vài tuần hoặc vài tháng xây dựng. Một khu vực hình vuông có diện tích khoảng 100 m2 (1.100 sq ft) đã được san phẳng và có một rãnh hình chữ T chỉ mới bắt đầu được đào ở trung tâm của nó.[56] Mục đích của việc đào con rãnh này là để có thể tiến hành đồng thời các công việc ở cả phía bên ngoài kim tự tháp và phần móng của nó trong suốt quá trình xây dựng. Đây là kỹ thuật chung cho tất cả các kim tự tháp của vương triều thứ năm và có thể nhìn thấy một cách trực tiếp trong trường hợp của Kim tự tháp Neferefre, vốn cũng bị bỏ dở.[56]Kỹ thuật này cùng với vị trí của kim tự tháp dang dở trên nằm trong khu nghĩa trang hoàng gia của vương triều thứ năm chỉ ra rằng nó dường như là thuộc về Shepseskare,[56] bởi vì kim tự tháp của các vị vua khác thuộc vương triều này đều đã được biết đến. Nếu kim tự tháp này được xây dựng xong, nó sẽ đạt tới chiều cao 73 m (240 ft), tương đương với kim tự tháp của Neferirkare[57].

Sau khi tiến hành phân tích các mảnh vỡ của con dấu bằng đất sét có khắc tên của Shepeseskare, nhà Ai Cập học người Thụy Sĩ Peter Kaplony đã đề xuất rằng tên gọi xưa kia của kim tự tháp Shepseskare có thể được tái phục dựng lại thành Rsj-SPSS-k3-R, đọc là "Resj-Shespeskare" và nó có nghĩa là "Sự thức tỉnh của Shepseskare".[58]Tuy nhiên, Verner lại bác bỏ giả thuyết này, ông ta còn tranh luận về cách đọc chính xác các kí tự trên và cách diễn giải tên của kim tự tháp này.[44][59]

Ngôi đền mặt trời

sửa

Kaplony đưa ra giả thuyết cho rằng Shepseskare đã bắt đầu xây dựng một ngôi đền mặt trời có tên gọi là Ḥtp-jb-Rˁ("Hotepibre") và có nghĩa là "Thật hài lòng khi là trái tim của Ra".[60]Mặc dù tất cả các vua của vương triều thứ Năm bắt đầu từ Userkaf cho tới Menkauhor Kaiu đều xây dựng các ngôi đền mặt trời, Verner lại cho rằng giả thuyết của Kaplony là "hoàn toàn mang tính suy đoán" bởi vì nó dựa trên việc tái phục dựng mang tính thử nghiệm của duy nhất một dấu niêm phong bằng đất sét.[44][59] Đầu tiên, Verner cho rằng con dấu này không khắc tên của Shepseskare, nhưng nhiều khả năng là những dấu vết này thuộc về một tên Horus khác có thể giống như là của Djedkare Isesi.[d][61]Tiếp đó, Verner lưu ý rằng tên của một ngôi đền trời hiếm khi được tìm thấy cùng với tên cua vị vua đã cho xây dựng nó: thường thì nó được tìm thấy cùng với tên của một vị vua khác vốn đang trị vì vào lúc dấu niêm phong này được đóng[61]. Cuối cùng, ông ta nghi ngờ rằng ký hiệu đọc là Ḥtp, "Hotep", thực sự là một phần trong tên gọi của một ngôi đền mặt trời khác. Thay vào đó, ông ta tin rằng dấu niêm phong này nhiều khả năng là nhắc đến ngôi đền mặt trời của Neferirkare, được gọi là St-jb-Rˁ.w, tức là "Setibraw"; hoặc là của Nyuserre, được gọi là Šsp-jb-Rˁ, "Shesepibraw".[61]

Ngôi đền tang lễ của Neferefre

sửa

Có thể Shepseskare đã tiếp tục xây dựng khu phức hợp tang lễ của vị vua tiền nhiệm[3]. Bởi vì Neferefre sớm băng hà cho nên phức hợp kim tự tháp của ông ta sẽ không bao giờ hoàn thành được, và vì vậy sẽ không có căn phòng chôn cất hay ngôi đền tang lễ nào được xây dựng.[2]Kim tự tháp theo như kế hoạch đã bị chuyển đổi một cách vội vã đổi thành một mastaba hình vuông [2]và ngôi đền tang lễ đi kèm đã được hoàn thành dưới triều đại của Nyuserre[32]. Các dấu niêm phong của Shepseskare đã được tìm thấy tại khu vực lâu đời nhất trong ngôi đền tang lễ của Neferefre, điều này có thể cho thấy rằng trước đó ông đã cũng đã cho tiến hành xây dựng công trình này tại đây[3]Tuy nhiên, bằng chứng cho điều này lại không chắc chắn: các dấu niêm phong trên có thể đã được đặt trên những chiếc hộp sau đó chúng được đưa tới phòng trưng bày của ngôi đền. Ví dụ như dấu niêm phong của Userkaf, SahureNeferirkare Kakai cũng được tìm thấy trong ngôi đền này, trong khi ba vị pharaon này đã qua đời trước khi Neferefre cai trị[22].

Chú thích

sửa
  1. ^ Proposed dates for Shepseskare's reign: 2482–2475 BC,[10] 2467–2460 BC,[11] 2463–2456 BC,[12] 2455–2448 BC,[13][6][7] 2438–2431 BC,[8][14] 2403 BC.[4]
  2. ^ Three facts are mentionned concerning these seals: 1) they were found in a temple that was built only after Neferefre's death, i.e. the seals too were placed there after Neferefre's death. 2) Such seals would exist only if Shepseskare's was or had already been king at the time of their deposition in Neferefre's temple. 3) The seals were found in the oldest part of Neferefre's temple, but the temple is known to have been completed by Nyuserre. The simplest explanation that Verner has proposed for these facts is that Shepseskare lived after (and not before) Neferefre, and that he placed offerings (in boxes bearing the seals) in Neferefre's temple, which was then very small, being unfinished. In other words, Verner sees Shespeskare as building a small part of Neferefre's temple, filling it with offering bearing his seals, then dying only to be succeeded by Nyuserre who completed the temple.
  3. ^ Heliopolis housed the main temple of Ra, which was the most important religious center in the country at the time.[32] The temple was visible from both Abusir and Giza[35] and was probably located where the lines from the Abusir and Giza necropolises intersected.[32]
  4. ^ The Horus name of Djedkare Isesi is Djedkhau.

Tham khảo

sửa
  1. ^ Daressy 1915, tr. 94.
  2. ^ a b c d Verner 2001, tr. 400.
  3. ^ a b c d e f Baker 2008, tr. 427–428.
  4. ^ a b c Hornung 2012, tr. 491.
  5. ^ Grimal 1988, tr. 92.
  6. ^ a b Shaw 2000, tr. 480.
  7. ^ a b Rice 1999, tr. 190.
  8. ^ a b von Beckerath 1999, tr. 283.
  9. ^ Hayes 1978, tr. 58.
  10. ^ Hawass & Senussi 2008, tr. 10.
  11. ^ Clayton 1994, tr. 60.
  12. ^ Strudwick 2005, tr. xxx.
  13. ^ Lloyd 2010, tr. xxxiv.
  14. ^ Arnold 1999.
  15. ^ Clayton 1994, tr. 61.
  16. ^ von Beckerath 1999. Handbuch der ägyptischen Königsnamen (in German). Münchner ägyptologische Studien, Heft 49, Mainz: Philip von Zabern. ISBN 978-3-8053-2591-2, pp. 56–57
  17. ^ Altenmüller 2001, pp. 597-601, entry "Dynasty Fifth".
  18. ^ Daressy, Georges Émile Jules (1915). "Cylindre en bronze de l'ancien empire". Annales du Service des Antiquités de l'Égypte (ASAE) 15, p.94
  19. ^ Verner 2000, p. 583
  20. ^ Verner 2000, tr. 584–585 & fig. 1 p. 599.
  21. ^ Kaplony 1981, A. Text pp. 289–294 and B. Tafeln, 8lf.
  22. ^ a b c Verner 2000, tr. 585.
  23. ^ Petrie và đồng nghiệp 1905, tr. 74, fig. 43.
  24. ^ Petrie 1976, pl. 1.
  25. ^ a b c Verner 2001, tr. 396.
  26. ^ a b Verner 2000, tr. 582.
  27. ^ Malek 1982, pp. 21-28
  28. ^ a b Verner 2000, tr. 581.
  29. ^ Verner 2000, p. 597
  30. ^ Verner 2000, tr. 602.
  31. ^ Lehner 2008, tr. 142.
  32. ^ a b c d e Verner 2000, tr. 586.
  33. ^ a b Verner 2003, tr. 58.
  34. ^ a b Verner 2002, tr. 310.
  35. ^ a b c Verner 2001, tr. 397.
  36. ^ a b Verner 2000, tr. 587.
  37. ^ Verner 2000.
  38. ^ Verner 2001.
  39. ^ Grimal 1988.
  40. ^ a b Verner 2001, tr. 399.
  41. ^ Wright 2008.
  42. ^ Kratovac 2008.
  43. ^ Jacquet-Gordon 1962.
  44. ^ a b c d Verner 2000, tr. 588.
  45. ^ a b O'Mara 1997, tr. 51.
  46. ^ a b Mariette 1889, tr. 295.
  47. ^ Verner 2000, tr. 589–590.
  48. ^ Verner 2000, tr. 596–597.
  49. ^ Roth 2001, tr. 106.
  50. ^ a b El Awady 2006, tr. 208–213.
  51. ^ El Awady 2006, tr. 213–214.
  52. ^ Verner 1997, tr. 114.
  53. ^ Verner 2001, tr. 399–400.
  54. ^ Verner 2000, tr. 596.
  55. ^ Verner 1982, tr. 75–78.
  56. ^ a b c Lehner 2008, tr. 146–148.
  57. ^ Verner 1999, tr. 341–342.
  58. ^ Kaplony 1981, A. Text p. 293 and B. pls. 82,5.
  59. ^ a b Verner 2001, tr. 397, footnote 267.
  60. ^ Kaplony 1981, A. Text p. 242 and B. pls. 72,8.
  61. ^ a b c Verner 2000, tr. 588–589.

Sách tham khảo

sửa
Tiền nhiệm
Neferirkare Kakai
Pharaon của Ai Cập
Vương triều thứ Năm
Kế nhiệm
Neferefre
  NODES
Intern 1
iOS 1
Note 1
os 19
text 5