Tết Trái Cây hay Tết Hoa Quả (tiếng Hebrew: ט״ו בשבט‎; tú bish'vat) là một ngày tết nhỏ của người do thái tổ chức vào ngày 15 của tháng Shevat theo Do Thái lịch (năm 2021, Tết Trái Cây bắt đầu vào lúc hoàng hôn ngày 27 mùng một và kết thúc vào tối ngày 28 tháng giêng). Tết Trái Cây còn được gọi là Rosh Hashanah La'Ilanot trong tiếng Do Thái (tiếng Hebrew: ראש השנה לאילנות‎), nghĩa đen là Năm mới của cây cối hay Tết cây cối hoặc Tất cây quả. Ở Israel đương đại, người do thái tổ chức ngày tết này để nâng cao ý thức về sinh thái môi trường, và trồng cây cối để kỷ niệm ngày tết này.

Thiếu nhi trồng cây cối trong ngày Tết Trái Cây

Từ nguyên

sửa
 
Sư phụ do thái cùng nhi đồng trồng cây trong ngày Tết Trái Cây năm 1945

Tết Trái Cây của người do thái có danh từ Tu BiShvat có nguồn gốc từ ngày lễ trong lịch Do Thái, xảy ra vào ngày 15 tháng Shevat. "Tu" là viết tắt của chữ cái Do Thái Tet và Vav, có giá trị số là 9 và 6, cộng lại là 15. Ngày cũng được gọi là "Ḥamisha Asar BiShvat" (חמשה-עשר בשבט "Mười Lăm Tháng Shevat").[1]

Theo kinh kệ Talmud

sửa

Tết Trái Cây xuất hiện trong Mishnah là một trong bốn ngày tết trong lịch Do Thái. Trong sách tiền nhân ghi chép về thời điểm tổ chức Tết là một chủ đề được tranh luận giữa các sư phụ Do Thái [2][3]

  • Ngày đầu tiên tháng Nisan là "ngày tết cho các vua và lễ tết".
  • Năm đầu tiên tháng Elul là "ngày tết cho thập phần gia súc"; Tuy nhiên, sư phụ Eleazar và sư phụ Shimon đặt tết này đầu tháng Tishrei.
  • Ngày đầu tiên tháng Tishrei là "năm mới trong năm" (tính theo lịch), "năm phát hành" (năm nghỉ phép), hoa thiên lý, trồng trọt, và cho thập phần hoa màu.
  • Ngày đầu tiên tháng Shevat là "năm mới cho cây quả" theo trường phái Shammai; trường Hillel, tuy nhiên, đặt ngày tết này vào ngày mười lăm mùng Shevat.

Các sư phụ Do Thái phán quyết ủng hộ Hillel về vấn đề này và ngày 15 mùng Shevat trở thành ngày để tính toán sự bắt đầu của chu kỳ nông nghiệp cho mục đích thập phân được ghi chép trong Kinh thánh.[4][5]

Thập phân trong Kinh thánh

sửa
  • Orlah đề cập đến một điều cấm trong Kinh thánh (Lê-vi Ký 19:23) đối với việc ăn trái cây được tạo ra trong nhất tam năm sau khi cây quả hoa trái được trồng trọt.[6]
  • Neta Reva'i đề cập đến điều răn trong Kinh thánh (Lê-vi Ký 19:24) mang cây ăn trái tứ năm đến Giê-ru-sa-lem theo một phần mười.[7]
  • Maaser Sheni là phần mười được thu thập ở Jerusalem và Maaser Ani là phần mười được trao cho người nghèo (Phục truyền luật lệ ký 14: 22–29) cũng được tính bằng việc trái cây chín trước hay sau Tết Trái Cây.

Trong số các yêu cầu về talmudic đối với cây ăn quả đã sử dụng trong ngày Tết Trái Cây làm ngày cắt trong Do Thái Lịch để tính tuổi của cây ăn quả, Orlah vẫn giữ nguyên hình thức cho đến ngày nay về cơ bản giống với thời gian trong kinh talmudic. Trong thế giới Do Thái Chính thống, những thực hành này vẫn được tuân thủ trong thời hiện đại là một phần luật Halacha, luật Do Thái. Trái cây hoa quả đã chín trên cây ba tuổi trước ngày Tết Hoa Quả được coi orlah và bị cấm để ăn, trong khi hoa quả cây trái đã chín sau ngày Tết Trái Cây năm thứ ba của cây được cho phép xơi. Tết Trái Cây là ngày điểm mốc để xác định năm phần mười thuộc về năm nào.[cần dẫn nguồn]

Tết Trái Cây được tổ chức vào ngày thứ 15 mùng Shevat theo lịch Do Thái và bắt đầu một chuỗi ba tháng (trong những năm không có năm nhuận) những ngày Tết Trái Cây xảy ra vào những ngày trăng tròn giữa tháng mà đỉnh điểm là Lễ Vượt Qua.[8]

Phong tục Kabbalah và Hasidic

sửa

Vào thời Trung cổ, Tết Trái Cây được tổ chức bằng một bữa tiệc có nhiều trái cây hoa quả phù hợp với mô tả kinh Mishnaic về ngày Tết này thuộc "Năm mới". Vào thế kỷ 16, sư phụ Yitzchak Luria miền Safed và các đệ tử của ông đã chế tạo ra một chiếc dĩa được thiết kế cho Tết Trái Cây, trong đó trái cây và cây cối của vùng đất Israel được mang ý nghĩa tượng trưng. Ý niệm chính là ăn mười loại trái cây cụ thể và uống bốn chén rượu theo thứ tự cụ thể trong khi niệm kinh phước lành thích hợp sẽ đưa con người và thế giới đến gần hơn với sự hoàn thiện về tâm linh.[9]

Trong cộng đồng Hasidic, một số người Do Thái ngâm kẹo etrog (thanh yên) từ Sukkot và ăn những cục kẹo ấy trong ngày Tết Trái Cây kèm theo tụng kinh cầu nguyện.[10]

Phong tục hiện đại

sửa

Tết Trái Cây là ngày trồng cây ở Israel,[11][12] và thường được gọi bằng cái tên đó trên các phương tiện truyền thông quốc tế.[13] Tết Trái Cây kêu gọi ý thức bảo vệ môi trường và sinh thái ở Israel và cộng đồng đã thông qua ngày lễ này cho các chương trình nâng cao nhận thức về sinh thái.[14][15] Trong khu vực kibbutzim ở Israel, Tết Trái Cây được tổ chức như một ngày lễ nông nghiệp.[16]

Vào ngày Tết Trái Cây năm 1890, sư phụ Ze'ev Yavetz, một trong những người sáng lập phong trào Mizrachi [17] đã đưa các học trò của mình đến trồng cây tại thuộc địa nông nghiệp vùng Zichron Yaakov. Phong tục này được thông qua vào năm 1908 bởi Liên minh sư phụ Do Thái và Quỹ Quốc gia Do Thái (Keren Kayemet LeYisrael), được thành lập vào năm 1901 để giám sát việc cải tạo đấttrồng rừng canh tác khai hoá đất Israel. Vào đầu thế kỷ 20, Quỹ Quốc gia Do Thái đã dành ngày công để trồng cây bạch đàn nhằm ngăn chặn bệnh dịch sốt rét ở Thung lũng Hula;[18] ngày nay Quỹ lên lịch cho các sự kiện trồng cây lớn trong các khu rừng lớn vào mỗi dịp tết trái cây.[19] Hơn một triệu người Israel tham gia vào các hoạt động trồng cây trong ngày Tết Trái Cây tài trợ bởi Quỹ Quốc gia Do Thái.[20]

Tết Trái Cây mang tư tưởng hồi sinh hệ sinh thái thiên nhiên, nhiều cơ sở giáo dục lớn của Israel đã chọn ngày này để khánh thành. Ngày khánh thành Đại học Hebrew ở Jerusalem diễn ra vào lễ Tết Trái Cây 1918; Technion ở Haifa trong ngày Tết Trái Cây 1925; và quốc hội Israel vào ngày Tết Trái Cây 1949.[21]

Ở cộng đồng người hải ngoại, đặc biệt là ở Bắc Mỹ vào những năm 1980, Tết Trái Cây được coi là "Ngày Trái đất" của người Do Thái - với các cộng đồng đương đại tổ chức các hoạt động liên quan đến môi trường sinh thái và thế giới tự nhiên.[22]

Tham khảo thêm

sửa

Liên kết ngoại

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ Tractate Rosh Hashannah Mishnah 1:1
  2. ^ “Translation:Talmud/Seder Moed/Tractate Rosh Hashanah/2a”. Wikisource. ngày 14 tháng 12 năm 2015. Truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2019.
  3. ^ “Tu Bishvat”. Jafi.org.il. ngày 15 tháng 5 năm 2005. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 1 năm 2005. Truy cập ngày 20 tháng 1 năm 2011.
  4. ^ Kariv, Gilad (ngày 21 tháng 1 năm 2008). “Tu Bishvat / The Festival of Love – the Celebration of Nature”. Haaretz. Truy cập ngày 22 tháng 1 năm 2019.
  5. ^ “Chabad Rosh Hashanah ch.1 Mishnah 1”. www.Chabad.com. Truy cập ngày 9 tháng 2 năm 2020.
  6. ^ “What is Orlah”. Ask Moses. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 20 tháng 1 năm 2011.
  7. ^ “With Light and With Might: Glossary”. Sichosinenglish.org. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 11 năm 2010. Truy cập ngày 20 tháng 1 năm 2011.
  8. ^ MOSHER, JAMES (20 tháng 1 năm 2010). “Tu B'Shevat celebration inspires rabbi's lecture series”. Norwich Bulletin. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2021. Tu B'Shevat falls on the 15th day of the Hebrew month of Shevat and begins a three-month series of mid-month full moons that culminate in Passover. Purim occurs on the 14th of Adar (Feb. 28), the month after Shevat, and celebrates Jewish escape from a planned genocide in the Persian Empire. The Book of Esther is read on Purim and it foreshadows the rise and fall of Nazism. Passover is the festival of freedom and begins on the 15th of Nissan (March 30), the month following Adar.
  9. ^ “Themes And Customs – Tu B'Shvat Around The World”. virtualjerusalem.com. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 10 năm 2009. Truy cập ngày 23 tháng 3 năm 2020.
  10. ^ 'A Thing or Tu 'bout Shvat'. Torah.org. Truy cập ngày 20 tháng 1 năm 2011.
  11. ^ Rinat, Zafrir (ngày 20 tháng 1 năm 2011). “Israelis Go Green For Tu Bishvat”. Haaretz. Truy cập ngày 20 tháng 1 năm 2011.
  12. ^ “Tu B'Shevat (Arbor Day) in United States”. Operational Home Front. 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 20 tháng 1 năm 2011.
  13. ^ “Arbor Day Around the World”. Arbor Day Foundation. Truy cập ngày 20 tháng 1 năm 2011.
  14. ^ “Kibbutz Lotan – Tu B'shvat Campaign”. Kibbutz Lotan. 2005. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 20 tháng 1 năm 2011.
  15. ^ “Tu B'Shvat – The Jewish Earth Day”. Jewish Woman Magazine. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 20 tháng 1 năm 2011.
  16. ^ Yael Zisling. “Tu Bishvat traditions”. Gemsinisrael.com. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 20 tháng 1 năm 2011.
  17. ^ “Zionist Philosophies”. Mfa.gov.il. ngày 19 tháng 10 năm 1999. Truy cập ngày 20 tháng 1 năm 2011.
  18. ^ Zuroff, Rabbi Avraham (2011). “Just a Jewish Arbor Day?”. Ohr Somayach International. Truy cập ngày 20 tháng 1 năm 2011.
  19. ^ Rinat, Zafrir (ngày 20 tháng 1 năm 2011). “Israelis Go Green For Tu Bishvat”. Haaretz. Truy cập ngày 20 tháng 1 năm 2011.
  20. ^ Paz, Shelly (ngày 19 tháng 1 năm 2008). “Tu Bishvat gets 'shmita' treatment | Israel | Jerusalem Post”. Fr.jpost.com. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 6 tháng 11 năm 2011.
  21. ^ “The Knesset's Early years”. Knesset.gov.il. Truy cập ngày 20 tháng 1 năm 2011.
  22. ^ See "Jewish Environmentalism in North America", David Seidenberg, Encyclopedia of Religion and Nature
  NODES
INTERN 1