Tiếng Chukchi
Tiếng Chukchi, còn gọi là tiếng Chukot hay tiếng Chuuk[3], là một ngôn ngữ Chukotka-Kamchatka. Đây là ngôn ngữ của người Chukchi miền viễn đông Xibia, sống chủ yếu ở Khu tự trị Chukotka. Theo thống kê 2002, 7.000 trên 15.700 người Chukchi nói được tiếng Chukchi; số người nói tiếng Chukchi đang giảm xuống, hầu hết người Chukchi nói tiếng Nga (chưa tới 100 người báo rằng họ không nói tiếng Nga).
Tiếng Chukchi | |
---|---|
ԓыгъоравэтԓьэн йиԓыйиԓ lygʺoravètḷʹèn | |
Phát âm | [ɬəɣˀorawetɬˀɛn jiɬəjiɬ] |
Sử dụng tại | Nga |
Khu vực | Khu tự trị Chukotka |
Tổng số người nói | 5.095 (2010), 32% dân số dân tộc[1] |
Dân tộc | Người Chukchi |
Phân loại | Chukotka-Kamchatka
|
Mã ngôn ngữ | |
ISO 639-3 | ckt |
Glottolog | chuk1273 [2] |
ELP | Chukchi |
Ngôn ngữ này gần gũi với tiếng Koryak. Tiếng Chukchi, tiếng Koryak, tiếng Kerek, tiếng Alutor, tiếng Itelmen là những ngôn ngữ cấu thành nên ngữ hệ Chukotka-Kamchatka. Có nhiều nét tương đồng về văn hoá giữa người Chukchi và người Koryak, chẳng hạn việc lấy chăn nuôi tuần lộc làm kế sinh nhai. Cả hai dân tộc có tên tự gọi Luorawetlat (‘ԓыгъоравэтԓьат’ [ɬəɣʔorawetɬʔat]; số ít Luorawetlan – ‘ԓыгъоравэтԓьан’ [ɬəɣʔorawetɬʔan]), nghĩa là "con người thực sự".
Chukchi/Chukchee là dạng Anh hoá của ngoại danh tiếng Nga Chukcha (số nhiều Chukchi). Từ tiếng Nga lại bắt nguồn từ Čävča, một tên gọi mà các "láng giềng" nói ngôn ngữ Tungus dành cho người Chukchi. Từ Čävča đến từ ‘чавчыв’ [tʃawtʃəw], một từ tiếng Chukchi nghĩa là "nhiều tuần lộc," chỉ người có đàn tuần lộc lớn, tức một người giàu với dân địa phương.
Chữ viết
sửaCho tới năm 1931, tiếng Chukchi không có phép chính tả chuẩn, mặc cho những nỗ lực từ những năm 1800 để ghi chép văn bản tôn giáo bằng ngôn ngữ này.
Vào đầu thế kỷ XX, Vladimir Bogoraz tìm ra dấu vết của một hệ chữ viết của Tenevil, một người chăn tuần lộc địa phương. Hệ chữ viết này là phát kiến của Tenevil và chưa bao giờ lan ra cộng đồng. Bảng chữ cái tiếng Chukchi chính thức đầu do Bogoraz đặt ra năm 1931, dựa trên bảng chữ cái Latinh:
А а | Ā ā | B b | C c | D d | Е е | Ē ē | Ə ə |
Ə̄ ə̄ | F f | G g | H h | I i | Ī ī | J j | K k |
L l | M m | N n | Ŋ ŋ | O o | Ō ō | P p | Q q |
R r | S s | T t | U u | Ū ū | V v | W w | Z z |
Ь ь |
Năm 1937, bảng chữ cái này, cùng mọi bảng chữ cái của các dân tộc phi Slav ở Liên Xô, bị thay thế bằng bảng chữ cái Kirin. Ban đầu, bảng chữ cái Kirin cho tiếng Chukchi về cơ bản là bảng chữ cái tiếng Nga với К’ к’ và Н’ н’ thêm vào. Vào thập niên 1950, hai ký tự trên bị Ӄ ӄ và Ӈ ӈ thay thế. Những ký tự mới này có mặt chủ yếu trong văn bản giáo dục, còn báo chí vẫn dùng К’ к’ và Н’ н’. Vào cuối thập niên 1980, chữ Ԓ ԓ thay thế Л л. Điều này là nhằm tránh nhầm lẫn cách phát âm tiếng Nga. Bảng chữ cái tiếng Chukchi ngày nay như sau:
А а | Б б | В в | Г г | Д д | Е е | Ё ё | Ж ж |
З з | И и | Й й | К к | Ӄ ӄ | Л л | Ԓ ԓ | М м |
Н н | Ӈ ӈ | О о | П п | Р р | С с | Т т | У у |
Ф ф | Х х | Ц ц | Ч ч | Ш ш | Щ щ | Ъ ъ | Ы ы |
Ь ь | Э э | Ю ю | Я я | ʼ |
Latinh hoá tiếng Chukchi
sửaTiếng Chukchi có thể được biểu diễn bằng chữ Latinh.
Bên dưới là hệ thống ISO 9:[4]
Kirin | Latinh |
---|---|
А а | A a |
Б б | B b |
В в | V v |
Г г | G g |
Д д | D d |
Е е | E e |
Ё ё | Ë ë |
Ж ж | Ž ž |
З з | Z z |
И и | I i |
Й й | J j |
К к | K k |
Ӄ ӄ | Ḳ ḳ |
Л л | L l |
Ԓ ԓ | Ḷ ḷ |
М м | M m |
Н н | N n |
Ӈ ӈ | Ň ň |
О о | O o |
Kirin | Latinh (ISO 9) |
---|---|
П п | P p |
Р р | R r |
С с | S s |
Т т | T t |
У у | U u |
Ф ф | F f |
Х х | H h |
Ц ц | C c |
Ч ч | Č č |
Ш ш | Š š |
Щ щ | Ŝ ŝ |
Ъ ъ | ʺ |
Ы ы | Y y |
Ь ь | ʹ |
Э э | È è |
Ю ю | Û û |
Я я | Â â |
ʼ | ʼ |
Âm vị học
sửaĐôi môi | Chân răng | Quặt lưỡi | Vòm | Ngạc mềm | Lưỡi gà | Thanh hầu | |
---|---|---|---|---|---|---|---|
Mũi | m | n | ŋ | ||||
Tắc | p | t | k | q | ʔ | ||
Xát | β | ɬ | ɣ | ||||
Tắc xát | tɬ | tʃ | |||||
Tiếp cận | ɻ | j |
Ngôn ngữ này thiếu vắng âm tắc hữu thanh.
Hệ thống nguyên âm gồm /i/, /u/, /e1/, /e2/, /o/, /a/, /ə/. /e1/ và /e2/ đọc y hệt nhau nhưng có đặc điểm âm vị học khác nhau.
Một đặc điểm nổi bật của tiếng Chukchi là hệ thống hài hoà nguyên âm chủ yếu dựa trên độ cao nguyên âm: /i, u, e1/ biến thành /e2, o, a/. Nhóm sau gọi là "nguyên âm trội", nhóm trước là "nguyên âm lặn"; khi một từ có nguyên âm "trội" ở bất kỳ đâu, tất cả nguyên âm "lặn" trong từ đó trở thành nguyên âm "trội" tương ứng. Âm /ə/ không biến đổi nhưng có thể khởi phát sự hài hoà nguyên âm, như thể nó là nguyên âm trội.
Cụm phụ âm không xuất hiện ở đầu và cuối từ.
Nguồn tham khảo
sửa- ^ “Population of the Russian Federation by Languages (in Russian)” (PDF). gks.ru. Russian Bureau of Statistics. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 27 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 11 năm 2017.
- ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Chukchi”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
- ^ Chukot (ckt) in ISO 639-3
- ^ “ISO 9:1995: Information and documentation — Transliteration of Cyrillic characters into Latin characters — Slavic and non-Slavic languages”. International Organization for Standardization. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2019.
Tài liệu
sửa- Alevtina N. Zhukova, Tokusu Kurebito,"A Basic Topical Dictionary of the Koryak-Chukchi Languages (Asian and African Lexicon Series, 46)",ILCAA, Tokyo Univ. of Foreign Studies (2004), ISBN 978-4872978964
- Bogoras, W (1901). “The Chukchi of Northeastern Asia”. American Anthropologist. 3 (1): 80–108. doi:10.1525/aa.1901.3.1.02a00060.
- Bogoras, W., 1922. "Chukchee". In Handbook of American Indian Languages II, ed. F. Boas, Washington, D.C.
- Comrie, B., 1981. The Languages of the Soviet Union, Cambridge: Cambridge University Press (Cambridge Language Surveys). ISBN 0-521-23230-9 (hardcover) and ISBN 0-521-29877-6 (paperback)
- De Reuse, Willem Joseph, 1994. Siberian Yupik Eskimo: The Language and Its Contacts with Chukchi, Univ. of Utah Press, ISBN 0-87480-397-7
- Dunn, Michael, 2000. "Chukchi Women's Language: A Historical-Comparative Perspective", Anthropological Linguistics, Vol. 42, No. 3 (Fall, 2000), pp. 305–328
- Kolga, M. (2001). The Red Book of the Peoples of the Russian Empire. Tallinn: NGO Red Book.
- Nedjalkov, V. P., 1976. "Diathesen und Satzstruktur im Tschuktschischen" [in German]. In: Ronald Lötzsch (ed.), Satzstruktur und Genus verbi (Studia Grammatica 13). Berlin: Akademie-Verlag, pp. 181–211.
- Priest, Lorna A. (2005). “Proposal to Encode Additional Cyrillic Characters” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 10 tháng 3 năm 2016.
- Skorik, P[etr] Ja., 1961. Grammatika čukotskogo jazyka 1: Fonetika i morfologija imennych častej reči (Grammar of the Chukchi Language: Phonetics and morphology of the nominal parts of speech) [in Russian]. Leningrad: Nauka.
- Skorik, P[etr] Ja., 1977. Grammatika čukotskogo jazyka 2: Glagol, narečie, služebnye slova (Grammar of the Chuckchi Language: Verb, adverb, function words) [in Russian]. Leningrad: Nauka:
- Weinstein, Charles, 2010. Parlons tchouktche [in French]. Paris: L'Harmattan. ISBN 978-2-296-10412-9
Liên kết ngoài
sửa- Spencer, Andrew (1999). “Chukchee homepage [Grammatical sketch based on Skorik 1961–1977]”. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 10 năm 2005. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2005.
- Muravyova I. A.; Daniel M. A.; Zhdanova T. Ju. (2001). “Chukchi language and folklore in texts collected by V. G.Bogoraz. Part two: grammar”.[liên kết hỏng]
- Endangered Languages of Siberia – The Chukchi language
- Russian-Chukchi Phrasebook Lưu trữ 2007-11-02 tại Wayback Machine
- Chukchi fairy tales in Chukchi and English
- The Gospel of Luke in Chukchi Lưu trữ 2012-03-04 tại Wayback Machine