Wikipedia:Danh sách nguồn đáng tin cậy

Độ tin cậy của một nguồn ảnh hưởng lớn đến việc có nên sử dụng nguồn đó trong bài hay không, hoặc nguồn này nên được dùng để hỗ trợ cho thông tin nào.

Đây là danh sách không đầy đủ các nguồn tham khảo được cộng đồng xác định là chính thống, hoặc các nguồn mà độ đáng tin cậy và việc sử dụng trên Wikipedia tiếng Việt được thảo luận thường xuyên. Danh sách này tóm tắt thảo luận đã diễn ra trước đây và tổng hợp liên kết đến thảo luận đã diễn ra tại nhiều nơi khác nhau trên Wikipedia.

Lưu ý rằng ngữ cảnh là rất quan trọng, và một số nguồn có thể phù hợp hoặc không phù hợp để trích dẫn tùy theo trường hợp. Nếu có nghi ngờ, hãy vào thảo luận đã liên kết để tìm hiểu thêm thông tin chi tiết về nguồn và việc sử dụng nó. Đồng thuận có thể thay đổi, và nếu thảo luận gần đây dựa trên bằng chứng hoặc luận cứ mới đi đến đồng thuận khác, danh sách phải được cập nhật để phản ánh thay đổi đó.

Cách sử dụng danh sách

sửa

Xem mục ký hiệu và giải thích về định nghĩa của các ký hiệu trong danh sách, nhưng lưu ý phần tóm tắt thảo luận cung cấp hướng dẫn cụ thể hơn về nguồn so với ký hiệu trong cột "Trạng thái". Nếu có nghi ngờ, hãy vào thảo luận đã liên kết, tại đây có các luận cứ chi tiết về việc khi nào việc sử dụng một nguồn là phù hợp. Danh sách không phải là văn bản độc lập, mà là dẫn xuất từ kết luận của thảo luận được dẫn chứng. Danh sách này thiết lập chỉ mục thảo luận phản ánh đồng thuận cộng đồng và nhằm mục đích là bản tóm tắt hữu ích.

Ngữ cảnh là rất quan trọng khi xác định độ tin cậy của nguồn và cách sử dụng nguồn phù hợp trên Wikipedia. Các nguồn vốn thường không đáng tin cậy vẫn có thể sử dụng được trong một số trường hợp. Chẳng hạn, nguồn có chất lượng cực kỳ thấp như mạng xã hội đôi lúc vẫn được dùng làm nguồn tự xuất bản đối với thông tin thường lệ về chính chủ thể đó. Trái lại, một số nguồn chất lượng cao cũng có khi lại không đáng tin cậy đối với chủ đề chuyên môn cao nằm hẳn bên ngoài phạm vi chuyên môn của nguồn; thậm chí, nguồn có chất lượng rất cao vẫn có khi mắc lỗi hoặc phải rút lại toàn bộ những gì đã xuất bản. Kể cả khi xét đến nội dung do cùng một nguồn xuất bản thì có một số nội dung đại diện cho báo chí chuyên nghiệp chất lượng cao, còn nội dung khác chỉ là bài xã luận phản ánh góc nhìn cá nhân của tác giả, vốn có độ tin cậy phụ thuộc vào bản thân tác giả với tư cách nguồn dẫn. Cần đặc biệt cẩn trọng với nội dung được tài trợ, bởi nó được thiết kế trông giống nguồn đáng tin cậy nhưng thực tế lại thường không đáng tin cậy.

Cũng cần xét đến loại nội dung được tham khảo đi đôi với độ tin cậy của nguồn được trích dẫn. Những tuyên bố tầm thường và không gây tranh cãi có thể được nguồn yếu hỗ trợ, trong khi thông tin liên quan đến y sinh và người đang sống cần nguồn mạnh nhất.

Nếu nguồn của tôi không có ở đây thì sao?

sửa

Nếu nguồn của bạn không được liệt kê tại đây thì có nghĩa là nó chưa phải là chủ thể được cộng đồng thảo luận thường xuyên. Điều này có thể do nguồn đó là nguồn xuất sắc và chúng ta đơn giản không cần nói gì về nó bởi vì độ tin cậy quá rõ ràng,[a] hoặc chất lượng tệ hại đến mức chẳng cần đến thảo luận. Nguồn cũng có thể chỉ bao hàm chủ đề hẹp, hoặc đơn thuần là nguồn "lọt lưới". Nếu bạn lo lắng về bất kỳ nguồn nào được sử dụng tại Wikipedia, bạn cần xem lại các thảo luận đã thực hiện qua ô tìm kiếm dưới đây:[b]

Nếu không thấy những gì bạn cần tìm, hãy bắt đầu một cuộc thảo luận mới về nó. Đây cũng là cách mà các mục của danh sách được liệt kê ngay từ đầu.

Bạn cũng có thể tham khảo danh sách nguồn được thảo luận nhiều tại bên tiếng Anh.

Một nguồn không có trong danh sách không có nghĩa là nó tin cậy hơn hoặc không tin cậy hơn các nguồn đang có. Chẳng qua, độ tin cậy của nó chưa phải là chủ thể được cộng đồng thảo luận cả. "Sự thiếu sót về bằng chứng không phải bằng chứng cho sự thiếu sót."

Cách cải tiến danh sách này

sửa

Đồng thuận có thể thay đổi. Nếu tình hình chuyển biến kể từ thảo luận gần đây nhất, có các bằng chứng mới xuất hiện hoặc có luận cứ mới chưa từng được nêu ra trước đây, hãy bắt đầu thảo luận mới tại một nơi phù hợp.

Trước tiên, xin hãy đọc và nắm vững nội dung của thảo luận trước đó, bao gồm phần kết luận và đặc biệt là lý do mà cộng đồng đạt đồng thuận. Bạn cũng nên suy xét đến việc đồng thuận được hình thành khi nào, và rằng kết quả của thảo luận rất gần với hiện tại thì khó có thể bị lật ngược nhanh chóng. Việc bắt đầu lại thảo luận liên tục khi đã có đồng thuận mạnh gần đây có thể bị xem là hành vi gây hại và là loại hình gợi lại vấn đề không cần thiết.

Nếu bạn thấy danh sách chưa tóm tắt phù hợp nội dung thảo luận, xin hãy hỗ trợ cải thiện nó hoặc bắt đầu thảo luận mới tại trang thảo luận, nhất là nếu sửa đổi của bạn gây tranh cãi. Khi cập nhật danh sách, cần chú ý rằng danh sách chỉ tóm tắt nội dung thảo luận trước đây và không bao gồm luận cứ mới chưa từng xuất hiện tại một diễn đàn tập trung. Nếu bạn muốn đưa ra lập luận hoặc diễn giải mới, xin hãy thực hiện tại một trong các diễn đàn trên để thảo luận được liên kết đến và tóm tắt ngay tại đây.

Tất cả các biên tập viên đều có thể cải thiện danh sách này. Xem trang hướng dẫn để biết thêm thông tin, và đặt câu hỏi tại trang thảo luận nếu có vướng mắc.

Ký hiệu và giải thích

sửa
  •     Đáng tin cậy ở toàn bộ hoặc một phần lĩnh vực: Cộng đồng đồng thuận nguồn đáng tin cậy ở toàn bộ hoặc một phần lĩnh vực chuyên môn nào đó. Nguồn tham chiếu có lịch sử uy tín trong việc đưa thông tin đúng và rất hiếm khi sai sót, dưới sự biên tập của đội ngũ có độ chuyên nghiệp và uy tín cao. Tuy nhiên, biên tập viên thường vẫn cần phải phân tích mức độ quan trọng phù hợp và cách thức mô tả các tuyên bố của nguồn. Luận cứ loại trừ hoàn toàn một nguồn như vậy phải mạnh mẽ và thuyết phục, chẳng hạn, nội dung bị mâu thuẫn bởi các nguồn có thẩm quyền cao hơn, nguồn nằm ngoài lĩnh vực chuyên môn được chấp nhận (ví dụ, nguồn từ một cơ quan báo chí có uy tín thường đáng tin cậy đối với nội dung chính trị nhưng không đáng tin cậy đối với nội dung triết học), một danh mục con cụ thể của nguồn là kém tin cậy hơn (chẳng hạn như bài xã luận trên báo), nguồn đang đưa ra tuyên bố đặc biệt, hoặc khi cần có một tiêu chuẩn tìm nguồn khác (ví dụ như WP:TSNDS) cho tuyên bố cần xét đến.
  •     Không có đồng thuận, không rõ ràng hoặc nguồn cần thỏa một số điều kiện để sử dụng: Nguồn này có độ tin cậy không ổn định (tức là vừa không đáng tin cậy mà vừa đáng tin cậy) và có thể sử dụng được tùy theo ngữ cảnh lĩnh vực. Cộng đồng chưa quyết định được loại nguồn này có phù hợp hay không, hoặc cộng đồng đã đồng ý rằng nguồn chỉ đáng tin cậy trong một số trường hợp nhất định. Do đó, cần phải đánh giá việc sử dụng nguồn theo trường hợp ngữ cảnh cụ thể và thẩm định thông tin thật cẩn thận.
  •     Thường không đáng tin cậy: Cộng đồng đồng thuận nguồn có nhiều vấn đề về uy tín trong đa số trường hợp. Nguyên nhân có thể là do thiếu đội ngũ biên tập chịu trách nhiệm nội dung, có lịch sử đưa thông tin sai sự thật, tự xuất bản hoặc cung cấp nội dung do người dùng tạo ra. Ngoài những trường hợp bất khả kháng có lý do hợp lý, loại nguồn này bình thường rất hạn chế sử dụng và không bao giờ được phép dùng để cung cấp thông tin tiểu sử của người đang sống. Kể cả khi nguồn này đưa thông tin hợp lý, thì tốt hơn hết là đi tìm một nguồn đáng tin cậy khác để chứng minh cho thông tin đó. Nhiều lúc, nếu như không có nguồn đáng tin cậy chứng minh cho thông tin bạn muốn tìm kiếm thì rất có thể thông tin được đưa ra là không chính xác. Nguồn vẫn có thể sử dụng được khi cung cấp thông tin tự mô tả chính nó không gây tranh cãi. Thông tin tự xuất bản của các chuyên gia đến từ dạng nguồn này vẫn có thể chấp nhận dưới một mức độ nào đó, tuy nhiên cần phải kiểm tra độ uy tín thật kỹ và cung cấp lý do trước khi đưa vào Wikipedia tiếng Việt.
  •     Không được sử dụng: Cộng đồng đồng thuận là loại bỏ sử dụng nguồn này vì không đáng tin cậy. Sử dụng lại nguồn này trong bài viết thường bị cấm, có thể sẽ bị lùi sửa và phải nhận cảnh báo. Tuy vậy, nguồn vẫn có thể được dùng để cung cấp nội dung tự mô tả chính nó không gây tranh cãi, nhưng tốt hơn hết là vẫn sử dụng nguồn đáng tin cậy thứ cấp khác.
  •     Đã vào danh sách đen: Do vấn đề lạm dụng dưới dạng spam liên kết, nguồn bị đưa vào danh sách đen của Wikipedia tiếng Việt hoặc danh sách đen toàn cục của Wikimedia. Các sửa đổi bổ sung liên kết đến những nguồn này đều tự động bị chặn lại ở cấp độ kỹ thuật, trừ ngoại lệ trong danh sách trắng.
  •   Thảo luận đã cũ: Nguồn này không được đưa ra thảo luận cộng đồng trong vòng bốn năm trở lại đây và đồng thuận có thể đã thay đổi từ sau thảo luận gần nhất. Tuy nhiên các nguồn vốn được xem là thường không đáng tin cậy do là nguồn tự xuất bản hoặc chứa nội dung do người dùng tạo ra thì không được tính. Ngoài ra, dù việc xem xét các nguồn này trước khi sử dụng là hành động khôn ngoan, nhưng biên tập viên thường nên giả định rằng trạng thái trước đó của nguồn vẫn có hiệu lực nếu không có lý do gì để tin rằng tình hình đã thay đổi.
  •   Thảo luận đang diễn ra: Nguồn này đang được cộng đồng thảo luận về độ tin cậy. Số in nghiêng chỉ thảo luận đang diễn ra (chưa được đóng hay lưu trữ).
  • 📌 Viết tắt: Liên kết wiki viết tắt đến chỉ mục danh sách của nguồn.

Danh sách nguồn tiếng Việt

sửa
Lưu ý: Danh sách dưới đây chỉ liệt kê các nguồn xuất bản bằng tiếng Việt. Mọi sửa đổi trong danh sách này phải được thực hiện tại trang con tương ứng.
Danh sách nguồn tiếng Việt
Nguồn Trạng thái
(ký hiệu)
Thảo luận Sử dụng
Danh sách Gần nhất Thông tin về nguồn
2Sao   1, 2

2024

2Sao là trang tin điện tử thuộc công ty mẹ của VietNamNet. Mặc dù vậy, nguồn này thường bị nghi ngờ về độ uy tín và cần hạn chế sử dụng. 1    
24h     1

2021

24h là trang thông tin tổng hợp, đã bị liệt vào danh sách đen và không được sử dụng trên Wikipedia. 1    
An ninh Thủ đô   1    
Báo ảnh Dân tộc & Miền núi   1    
Báo Ảnh Việt Nam   1    
Báo Đà Nẵng   1    
Báo Đầu tư   1    
Báo Thừa Thiên Huế   1    
Báo Tin tức   1    
BBC News tiếng Việt   1    
2    
Bnews   1    
Bộ Công an   1    
Bộ Tư pháp   1    
Bộ Quốc phòng   1    
Bộ Y tế   1    
Chính phủ   1    
Công an nhân dân (báokênh truyền hình)   1    
2    
Dân trí   1    
Dân Việt   1    
Đại Đoàn Kết   1    
Đẹp   1    
Elle Việt Nam   1

2024

Elle là một tạp chí về thời trang ở Việt Nam, được coi là đáng tin cậy. 1    
2    
Facebook   Facebook là một trang mạng xã hội do người dùng tự đăng tải nội dung không kiểm duyệt, do đó thường không đáng tin cậy. Tuy nhiên tùy theo trường hợp, các trang có dấu tick xác nhận thường có thể được sử dụng, nhưng vẫn ưu tiên dùng nguồn thứ cấp đáng tin cậy hơn. 1    
Forbes Việt Nam   1    
Gia đình & Xã hội   1    
2    
Giao Thông   1    
Hànộimới   1    
Harper's Bazaar Vietnam   1    
Hehemetal   1

2023

Hehemetal được đồng ý sử dụng làm nguồn cho các bài viết liên quan đến chủ đề Rock Việt. 1    
Kênh 14     1

2021

Kênh 14 bị ngưng sử dụng có tiền sử thêu dệt, bị nhiều người xem như báo lá cải vì nội dung tin tức đăng tải phần lớn đều chứa đựng thông tin cảm tính, chủ quan. Để tránh lạm dụng, nguồn đã bị đưa vào danh sách đen. 1    
Kiểm sát   1    
Tạp chí điện tử Kinh tế chứng khoán Việt Nam   1    
Kinh tế Sài Gòn   1    
Lao Động   1    
2    
Le Courrier du Vietnam   1    
L'Officiel Vietnam   1    
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam   1    
Người Lao Động   1    
Người Việt   1

2024

Người Việt và chuyên trang Saigon nhỏ được coi là nguồn đáng tin cậy và có thể sử dụng làm nguồn trên Wikipedia tiếng Việt. 1    
2    
Nhạc Xưa Blog   1

2021

Nhạc Xưa Blog được đồng ý sử dụng làm nguồn trong các bài viết về chủ thể là âm nhạc trước 30 tháng 4 năm 1975. 1    
Nhân Dân   1    
2    
3    
Nông nghiệp Việt Nam   1    
Pháp luật Việt Nam   Cơ quan ngôn luận của Bộ Tư pháp 1    
Phụ Nữ Việt Nam   1    
Quốc hội Việt Nam   1    
2    
RFA tiếng Việt   1  

2020

1    
RFI tiếng Việt  
1    
2    
3    
4    
Sài Gòn Giải Phóng   1    
Saostar     1, 2

2024

Saostar là nguồn chuyên về giải trí đã bị một số thành viên nhận định là không đáng tin cậy và yêu cầu liệt vào danh sách đen. Tuy nhiên, mặc dù một số thành viên khác cho rằng loại nguồn này đáng tin cậy ở các video phỏng vấn độc quyền nhưng chưa có đồng thuận được sử dụng rộng rãi. 1    
2    
Sputnik tiếng Việt     1

2024

Sputnik tiếng Việt là một website trực thuộc hãng thông tấn cùng tên do chính phủ Nga sở hữu. Nguồn này bị cấm tại nhiều quốc gia do đăng tải nhiều tin giả, tin sai sự thật và đã bị đưa vào danh sách đen. 1    
2    
Sức khỏe và Đời sống   1    
Tạp chí Công Thương   1    
Tạp chí Tài chính   1    
Thanh Niên   1    
2    
Thế giới và Việt Nam   1    
Thể thao & Văn hóa   1    
Thời báo Ngân hàng   1    
Thời báo Tài chính Việt Nam   1    
Thư viện pháp luật     1, 2

2024

Thư viện pháp luật là trang trung gian lưu trữ văn bản pháp luật, bị cho là mang tính quảng cáo nên một bảo quản viên đã thêm vào danh sách đen trên Wikipedia. Tuy có đồng thuận chung về việc thay thế nguồn từ Thư viện pháp luật sang các nguồn chính thống khác, song việc hợp thức hóa nguồn trở lại vẫn còn là tranh cãi giữa các thành viên trên dự án. Chưa có đồng thuận chung về việc cấm nguồn này, nên quyết định chỉ mới dừng ở một cá nhân. 1    
Tiền phong   1    
Tổ quốc   1    
Tri thức (Znews) (lĩnh vực giải trí tại Việt Nam)   1, 2

2021

Tạp chí điện tử Tri thức (trước đây còn được gọi là Zing News) ban đầu bị cho là nguồn không đáng tin cậy do có đội ngũ biên tập kém, thường cóp nhặt tin tức và viết như báo lá cải. Sau khi bị xử phạt hành chính, nguồn đã được cải biên về nội dung và có đội ngũ chuyên nghiệp hơn nên được cộng đồng quyết định cho phép sử dụng ở duy nhất lĩnh vực giải trí tại Việt Nam.
1    
2    
3    
4    
Tri thức (Znews) (lĩnh vực khác)   1, 2

2021

Các thông tin ngoài lĩnh vực giải trí tại Việt Nam của tạp chí Tri thức đã được cộng đồng cho là không đáng tin cậy và cần được thay thế.
1    
2    
3    
4    
Tuổi Trẻ   1    
2    
Văn Hóa   1    
2    
3    
Viện kiểm sát nhân dân tối cao   1    
Vietcetera   1

2024

Vietcetera là trang web hoạt động dưới dạng mạng xã hội và được cho là không đáng tin cậy. Chưa có đồng thuận về việc có được sử dụng các bài phỏng vấn nghệ sĩ Việt Nam từ nguồn này trong chủ đề giải trí hay không; với các chủ đề khác, không được sử dụng nguồn này. 1    
VietNamNet   1    
Việt Nam News   1    
VietnamPlus   1    
Vnews   1    
VnEconomy   Tạp chí điện tử của Hội Khoa học Kinh tế VN 1    
VnExpress   1    
VOA tiếng Việt   1    
2    
VOV   1    
2    
3    
vbpl.vn   Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật 1    
VTC (VTC News)   1    
2    
3    
VTV (VTV Online)   1    
2    
Wikipedia   Wikipedia (bao gồm Wikipedia tiếng Việt) không phải là nguồn đáng tin cậy vì wiki mở là nguồn tự xuất bản. Trạng thái này áp dụng cho các bài viết, trang không phải bài viết, phiên bản ngôn ngữ ngoài tiếng Việt và trang sao chép nội dung Wikipedia; xem WP:VONGQUANH để biết thêm hướng dẫn chi tiết.[1] Đôi lúc có một số thành viên thiếu kinh nghiệm vô tình trích dẫn bài viết Wikipedia về một xuất bản thay vì bản thân xuất bản đó, khi đó nên sửa lại chú thích này thay vì bỏ đi. Mặc dù việc dẫn Wikipedia làm nguồn là vi phạm quy định nhưng vẫn có thể sao chép nội dung giữa các bài viết với nhau kèm ghi công phù hợp. 1    
Yan News   1

2024

Yan News là trang tin điện tử được cho là không đáng tin cậy, đưa nhiều tin lá cải. 1    
Zing MP3   1

2021

Zing MP3 là một nền tảng phát nhạc trực tuyến tại Việt Nam, cho phép người dùng tự đăng tải sản phẩm ca nhạc giống như SoundCloud. Trang từng có lịch sử vi phạm bản quyền, lấy nội dung từ những website khác nên do đó thường không được sử dụng. Tuy nhiên tùy theo trường hợp, Zing MP3 vẫn có thể dùng làm nguồn cho ảnh bìa không tự do, danh sách bài hát và radio âm nhạc tại Việt Nam duy nhất nhưng phải được xác nhận là do chính chủ đăng tải. 1    
2    

Thể loại

sửa

Mô hình ngôn ngữ lớn

sửa

Mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) như ChatGPT là không đáng tin cậy. Dù LLM được đào tạo trên một lượng dữ liệu rất lớn và tạo sinh phản hồi dựa trên dữ liệu đó, nhưng chúng thường cung cấp thông tin không chính xác hoặc ngụy tạo. Bài luận Wikipedia:Mô hình ngôn ngữ lớn khuyến cáo không sử dụng LLM để tạo sinh nguồn dẫn. Xem thảo luận từ Wikipedia tiếng Anh tại đây.

Website hàng quý tộc tự xuất bản

sửa

Theo các đề nghị cho ý kiến của Wikipedia tiếng Anh, những website hàng quý tộc tự xuất bản sau đây không nên được sử dụng:

Trang tin giả do chính phủ tài trợ

sửa

Một số ít trang được những nguồn uy tín (chẳng hạn như Lực lượng đặc nhiệm East Stratcom chống thông tin sai lệch của EU) xác định là chủ mưu phát tán tin giả. Nhiều trong số đó được chính phủ tài trợ. Các trang trên được xem là không đáng tin cậy và cần đưa vào danh sách đen nếu bị phát hiện. Xem thảo luận cộng đồng từ Wikipedia tiếng Anh tại đây.

Phương tiện truyền thông sinh viên

sửa

Một số nền tảng phương tiện truyền thông sinh viên có uy tín, chẳng hạn như The Harvard Crimson, được xem là nguồn đáng tin cậy đối với tin tức về trường học và cộng đồng nội bộ.[2][3][4] Chúng đôi lúc cũng có thể được xem là đáng tin cậy đối với các chủ đề khác, mặc dù nguồn chuyên nghiệp nên được ưu tiên hơn nếu có thể.[3] Song, do có đối tượng độc giả phạm vi hẹp và không tồn tại độc lập với cộng đồng sinh viên nên phương tiện truyền thông sinh viên không thể giúp làm rõ độ nổi bật của chủ thể liên quan đến nhà trường.[5]

Báo lá cải

sửa

Báo lá cải là loại tin tức được đặc trưng bởi tin bài giật gân. Đồng thuận chung của cộng đồng là báo lá cải có danh tiếng nên được sử dụng một cách thận trọng. Chúng thường lặp lại những tin đồn chưa được xác minh, có năng lực kiểm duyệt thông tin ở mức đáng ngờ và thường không phù hợp đối với thông tin về người đang sống.

Xem thêm

sửa

Bản mẫu và thể loại

sửa

Các ngôn ngữ khác

sửa

Ghi chú

sửa
  1. ^ Ví dụ cho trường hợp này là một số tạp chí học thuật danh tiếng nhất trên thế giới như Nature, The LancetScience.
  2. ^ Wikipedia tiếng Việt không có khu vực thảo luận chuyên về nguồn đáng tin cậy tương tự như Wikipedia:Reliable sources/Noticeboard của Wikipedia tiếng Anh; thảo luận (nếu có) về nguồn tham khảo thường nằm rải rác ở nhiều nơi.

Tham khảo

sửa
  1. ^ Barnett, David (19 tháng 2 năm 2018). “Can we trust Wikipedia? 1.4 billion people can't be wrong” [Chúng ta có thể tin vào Wikipedia không? 1,4 tỷ người không thể sai được]. The Independent. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 2 năm 2019. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2019.
  2. ^ “Wikipedia:Reliable sources/Noticeboard/Archive 134”. Wikipedia tiếng Anh (bằng tiếng Anh). tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2024.
  3. ^ a b “Wikipedia:Reliable sources/Noticeboard/Archive 288”. Wikipedia tiếng Anh (bằng tiếng Anh). tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2024.
  4. ^ “Wikipedia:Reliable sources/Noticeboard/Archive 46”. Wikipedia tiếng Anh (bằng tiếng Anh). tháng 10 năm 2009. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2024.
  5. ^ “Wikipedia:Reliable sources/Noticeboard/Archive 366”. Wikipedia tiếng Anh (bằng tiếng Anh). tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2024.

Liên kết ngoài

sửa
  • Cite Unseen, một đoạn mã người dùng nhằm giúp độc giả nhanh chóng đánh giá chất lượng nguồn được sử dụng trong bài viết (chỉ áp dụng với Wikipedia tiếng Anh).
  NODES
Chat 2
News 13
see 1