Xuân Diệu

nhà thơ người Việt Nam (1916—1985)

Ngô Xuân Diệu (2 tháng 2 năm 1916 — 18 tháng 12 năm 1985), là nhà thơ, nhà báo, nhà văn viết truyện ngắn, nhà phê bình văn học và chính khách người Việt Nam. Ông là một trong những nhà thơ tiêu biểu trong phong trào Thơ mới đầu thế kỷ XX.

Câu nói nổi tiếng

sửa

Trong tập Chân dung và đối thoại, Trần Đăng Khoa ghi lại câu nói của Xuân Diệu:

"Nhà văn tồn tại ở tác phẩm. Không có tác phẩm thì nhà văn ấy coi như đã chết."

Tác phẩm

sửa

Thơ

Văn xuôi

  • Phấn thông vàng (1939, truyện ngắn), 17 truyện
  • Trường ca (1945, bút ký), 9 bài
  • Miền Nam nước Việt (1945, 1946, 1947, bút ký)
  • Việt Nam nghìn dặm (1946, bút ký)
  • Việt Nam trở dạ (1948, bút ký)
  • Ký sự thăm nước Hung (1956, bút ký)
  • Triều lên (1958, bút ký)

Tiểu luận phê bình

  • Thanh niên với quốc văn (1945)
  • Tiếng thơ (1951, 1954)
  • Những bước đường tư tưởng của tôi (1958, hồi ký)
  • Ba thi hào dân tộc (1959)
  • Phê bình giới thiệu thơ (1960)
  • Hồ Xuân Hương bà chúa thơ Nôm (1961)
  • Trò chuyện với các bạn làm thơ trẻ (1961)
  • Dao có mài mới sắc (1963)
  • Thi hào dân tộc Nguyễn Du (1966)
  • Đi trên đường lớn (1968)
  • Thơ Trần Tế Xương (1970)
  • Đọc thơ Nguyễn Khuyến (1971)
  • Và cây đời mãi xanh tươi (1971)
  • Mài sắt nên kim (1977)
  • Lượng thông tin và những kỹ sư tâm hồn ấy (1978)
  • Các nhà thơ cổ điển Việt Nam (tập I, 1981; tập II, 1982)
  • Tìm hiểu Tản Đà (1982).

Dịch thơ

  • Thi hào Nadim Hitmet (1962)
  • V.I. Lênin (1967)
  • Vây giữa tình yêu (1968)
  • Việt Nam hồn tôi (1974)
  • Những nhà thơ Bungari (1978, 1985)
  • Nhà thơ Nicôla Ghiđen (1982).[1]

Tác phẩm được phổ nhạc

sửa
  • Yêu được Châu Kỳ phổ thành Đừng nói xa nhau. Ngoài ra, Phạm Duy cũng phổ nhạc bài thơ này thành Yêu là chết Trong Lòng.
  • Nguyệt cầm được Cung Tiến phổ nhạc.
  • Vì sao được Phạm Duy phổ thành Mộ khúc.

Giải thưởng và tôn vinh

sửa

Giải thưởng

sửa

Ông đã được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I về văn học nghệ thuật (1996).

Tôn vinh

sửa

Tên của ông được đặt cho một đường phố ở Hà Nội, một con đường ở thành phố Quy Nhơn (Bình Định), là tên của 1 trường trung học phổ thông ở huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định và 1 trường THCS tại huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.

Tại thành phố Đồng Hới, Quảng Bình có con đường mang tên Xuân Diệu ở phường Nam Lý

Ông được lập nhà tưởng niệm và nhà thờ ở làng Trảo Nha, thị trấn Nghèn, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh (bên cạnh đường lên Ngã Ba Đồng Lộc).

Tại Thành phố Hồ Chí Minh, có con đường mang tên ông ở quận Tân Bình.

Chú thích

sửa
  1. ^ “Tiểu sử Xuân Diệu”. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 7 năm 2014. Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2014.
  NODES